Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 17.688
Kỷ niệm 10 năm hợp tác số hóa tài liệu, tư liệu Hán - Nôm giữa Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế với Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
Lượt đọc: 40757Thời gian: 19:33 - 26/04/2018

(VHH) -  Chiều ngày 26/4, tại Thư viện tổng hợp tỉnh đã diễn ra lễ kỷ niệm tổng kết 10 năm năm hợp tác và số hóa tư liệu Hán - Nôm giữa Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế với Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Buổi lễ được tổ chức với nhiều hoạt động có ý nghĩa, hưởng ứng sự kiện Festival Huế 2018.

Sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, trong đó có một bộ phận khá quan trọng là di sản Hán - Nôm nhiều thập kỷ qua đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần tích cực bảo vệ và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.  Trong 10 năm qua (2009 - 2018), 2 địa phương Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế và thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã có sự hợp tác, phối hợp triển khai nhiều hoạt động như điền dã, điều tra, sưu tầm, số hóa để gìn giữ, bảo quản tư liệu Hán Nôm, đặc biệt là triển khai một số giải pháp trong ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy và bảo tồn tư liệu Hán Nôm theo hướng hiện đại hóa.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, số tài liệu Hán - Nôm rất phong phú và đa dạng, quý hiếm được sao chụp trực tiếp từ văn bản gốc lưu trữ tại các làng và dòng họ, cụ thể đã số hóa tại 14 phủ đệ, 100 làng, đền thờ và nhà vườn với 492 họ tộc. Tổng số tài liệu Hán Nôm sưu tầm, số hóa là 229.202 ngàn trang.

Tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác số hóa tư liệu Hán Nôm giữa Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế với thư viện KHTH thành phố Hồ Chí Minh, cùng phối hợp là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm: Tài liệu Hán Nôm bản gốc và bản số hóa và tọa đàm về sưu tầm, số hóa, nghiên cứu và bảo quản tư liệu Hán Nôm.

Buổi triển lãm đã giới thiệu đến bạn đọc, các nhà nghiên cứu bản dập Mộc bản Triều Nguyễn, hơn 60 sắc phong (bản gốc và bản số hóa) qua các triều đại; 48 bộ gia phả của các dòng họ; trên 179 sách in và một số chế phong, chiếu chỉ, lệnh chỉ, các bài thi Hương, Địa bạ, Văn cúng, Văn bằng, bằng cấp và các loại tài liệu khác. Đây là các tài liệu đã được số hóa và đang lưu giữ tại các thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học tổng hợp Hồ Chí Minh, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên Huế, Đan viện Thiên An, Phủ Tuy Lý Vương, các làng, phủ, dòng họ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cũng trong dịp này, triển lãm cũng giới thiệu với bạn đọc trên 250 bản dịch các tác phẩm Hán Nôm ra chữ Quốc ngữ phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội dân gian.

Thông qua buổi triển lãm lần này giúp cho các nhà nghiên cứu và bạn đọc hiểu thêm về di sản văn hóa thành văn vô cùng quí báu mà tổ tiên ta từ nhiều thế hệ trước để lại. Đó là nguồn thông tin phong phú và đa dạng về nền văn hóa trong quá khứ của dân tộc ta, phản ánh tư duy khoa học và văn học nghệ thuật, tổ chức làng xã, sinh hoạt xã hội… qua các thời kỳ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là dịp để cho mọi người hiểu được nhiệm vụ sưu tầm, số hóa, nghiên cứu và bảo quản tư liệu Hán Nôm là hết sức cần thiết nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hóa trước mắt và lâu dài, đồng thời tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu, sưu tầm và bạn đọc tham quan, thưởng thức.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL