Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 16.511
Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học Di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế - Bảo tồn và phát huy
Lượt đọc: 4841Thời gian: 09:30 - 19/06/2023

Thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề tài khoa học “Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế” theo Quyết định số 467/QĐ-SKHCN ngày 20/01/2021 của Sở Khoa học và Công nghệ; sáng ngày 16/6/2023, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Di sản Văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế - Bảo tồn và phát huy”.

 
Đến dự Hội thảo có TS. Phan Thanh Hải – TUV, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế; các phòng ban và đơn vị thuộc sở; đại diện phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; ThS. Phan Công Tuyên - Nguyên Ủy viên Thường vụ, Nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các Phòng Văn hóa, Thông tin của 9 huyện, thị xã và thành phố Huế. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có:  PGS.TS. Đỗ Bang - Phó chủ tịch Hội KHLS Việt Nam, nguyên Chủ tịch hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Thế - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian tỉnh Thừa Thiên Huế; Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh; nhà giáo ưu tú Trần Hoàng; lãnh đạo Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh; Khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; các tác giả có tham luận đề tài. Về phía Bảo tàng Hồ Chí Minh có ThS. Lê Thùy Chi - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài, cùng các thành viên trong nhóm thực hiện đề tài.
 
 
Đồng chí Lê Thùy Chi - Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo đề dẫn hội thảo, báo cáo nêu rõ: Di sản Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế là một hệ thống bao gồm các di tích, địa điểm di tích lưu niệm gắn với thời niên thiếu của Người và gia đình ở Thừa Thiên Huế những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; các tư liệu, hiện vật phong phú liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ tại các Bảo tàng, các bộ sưu tập tư nhân, tư liệu cá nhân của các nhân sỹ trí thức, lão thành cách mạng, các tầng lớp nhân dân….; các di sản văn hóa phi vật thể về Người thể hiện qua các Lễ hội, lễ cúng dân gian liên quan đến các Di tích thời niên thiếu của Người ở Huế, thơ ca dân gian, truyện kể, hồi ký, nghi lễ liên quan đến họ Hồ ở miền Tây Thừa Thiên Huế...; các tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc… có đề tài về Người; ngoài ra Thừa Thiên Huế còn có các công trình tượng đài, tưởng niệm, phù điêu hoành tráng. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế làm đơn vị chủ trì thực hiện Đề tài khoa học Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế; mã số TTH.2021-KX.05, thời gian thực hiện trong hai năm từ 2021 đến năm 2023.
Hội thảo “Di sản Văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế - Bảo tồn và phát huy” được tổ chức sau khoảng thời gian triển khai hoạt động sưu tầm, khảo sát thực tế trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố về các nội dung của đề tài: tục thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các gia đình, dòng họ; ngữ văn dân gian về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các loại hình văn hóa phi vật thể khác về Người ở Huế. Hội thảo đã nhận được 13 bài viết đến từ 15 tác giả là những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý di sản, đơn vị phối hợp, nhóm thực hiện đề tài. Nội dung đề cập trong các bài Hội thảo khá phong phú, mới mẻ, nhiều bài là khảo cứu chi tiết về thực trạng di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại ở các địa phương, thể hiện được cái nhìn đa chiều khi tiếp cận di sản văn hóa phi vật thể về Người nhằm trao đổi về loại hình, nội dung các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cung cấp thông tin, tư liệu, nhân chứng về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh,  bàn các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện nay. Nhiều bài viết công phu phản ánh về quá trình khảo sát, sưu tầm thực tế.
TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu ghi nhận kết quả đóng góp của đề tài trong thực tiễn, đồng thời, gợi mở, định hướng thêm những nội dung cần chú trọng để kết quả sưu tầm, khảo sát, thống kê thêm đầy đủ, phong phú, hiệu quả.
 
 
Hội thảo đã nghe các báo cáo tham luận, đồng thời cũng nhận được 5 ý kiến tâm huyết từ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Các tác giả tham luận đều nhận định vai trò quan trọng của di sản văn hóa Hồ Chí Minh nói chung, di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng; đề cập các loại hình di sản văn hóa phi vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Chủ tịch Hồ Chí Minh; nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành, phát triển và trao truyền cho đến ngày nay. 
 
BTHCM
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL