Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 4.420
Phát huy hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tạo đồng thuận trong Nhân dân
Lượt đọc: 95Thời gian: 15:01 - 20/08/2024

(VHH) - Việc thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần tạo được sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân chủ ở cơ sở, nhất là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Chú trọng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên, nhân dân được bàn, quyết định, kiểm tra, giám sát những chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền. Việc thực hiện dân chủ trong các loại hình cơ sở có nhiều chuyển biến và ngày càng hiệu quả, phát huy ngày càng tốt hơn dân chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân.

Các xã, phường, thị trấn tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung theo quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật Tiếp cận thông tin nhằm đảm bảo các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trước, trong và sau khi triển khai thực hiện phải công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, thực sự gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Công tác cải cách hành chính, phát huy hiệu quả bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các xã, phường, thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh gắn với cập nhật, công khai đầy đủ, chi tiết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 100% UBND cấp xã có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mô hình một cửa điện tử hiện đại. Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 2.065 TTHC (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.

Kiểm tra tiến độ thực hiệc các công trình trên địa bàn tỉnh.

Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã phối hợp với công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhằm phát huy quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các quy định về đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, nhất là trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu. Các cơ quan, đơn vị thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các mẫu hồ sơ, quy trình, thủ tục giải quyết, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định, giải quyết các ý kiến góp ý của công dân, tổ chức. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là các thủ tục hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, “chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp. Hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện đảm bảo theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lãnh đạo UBND tỉnh và thủ trưởng các cấp, các ngành đã thực hiện công tác tiếp công dân thường xuyên và định kỳ 2.086 lượt với 1.625 công dân được tiếp. UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tiếp nhận 2.523 đơn.

Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, QCDC ở cơ sở được thực hiện thông qua việc quan tâm quyền lợi, nâng cao đời sống, tay nghề cho người lao động; khuyến khích, động viên kịp thời các cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh... Qua đó tạo sự đồng thuận, gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Trung tâm hành chính công của tỉnh - nơi giải quyết các thủ tục hành chính của người dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tổ chức nhiều phong trào thiết thực thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia như cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, Đề án “Ngày Chủ nhật xanh”…; chủ động phối hợp hiệu quả với chính quyền phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, nhân dân.

Có thể khẳng định rằng, việc thực hiện hiệu quả QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần tạo được sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Theo tinhuytthue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL