Tìm kiếm chuyên trang
Thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới
Lượt đọc: 7755Thời gian: 14:54 - 31/07/2019
Văn nghệ tại nhà văn hóa ở nông thôn

(VHH) - Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh vừa tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tham gia Hội thảo, Sở Văn hóa và Thể thao đã đóng góp một số giải pháp quan trọng trong việc thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực văn hóa có hai tiêu chí cần đạt đó là: tiêu chí 06 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về văn hóa nhằm hướng đến hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thôn, bản; nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn.

Trước thực trạng còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện tiêu chí văn hóa. Trong đó, nhà văn hóa xã, thôn, bản là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, lồng ghép hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tổ chức các cuộc tập huấn. Tuy nhiên, quá trình tổ chức hoạt động của hệ thống nhà văn hóa xã, thôn, bản vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như: thiết chế hoạt động chưa hiệu quả, chỉ sử dụng để hội họp của các chi hội trong thôn, xóm. Thậm chí, một vài nhà văn hóa hóa thôn, bản bỏ không; không hoạt động cũng như không được tu bổ, bảo vệ, giữ gìn khiến nhà văn hóa xuống cấp. Những hủ tục, mê tín dị đoan, lãng phí… vẫn còn tồn tại trong đời sống người dân, nhất là trong tang ma… Sở Văn hóa và Thể thao đã đưa ra một số giải pháp về đổi mới công tác tuyên truyền; Ổn định và đảm bảo số lượng và năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác ở cơ sở; Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trên cơ sở Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo đã được ban hành; Công tác phúc tra, kiểm tra để công nhận các danh hiệu đạt chuẩn văn hoá đúng trình tự, đảm bảo thủ tục và chất lượng. Đặc biệt cần huy động mọi nguồn lực để thực hiện phong trào, gắn việc thực hiện phong trào với công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trong đó chú trọng đến việc huy động đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Từ thực trạng hoạt động của nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn trên địa bàn tỉnh, để phát huy tối đa công năng, tránh lãng phí công trình, phục vụ tốt sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần có cơ chế quản lý, điều hành hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài các hoạt động hội họp, vui chơi giải trí, về lâu dài các địa phương cần tận dụng công trình làm nơi tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn; sử dụng nhà văn hóa vào việc cho thuê để tổ chức các tiệc cưới, hỏi, liên hoan,... nhằm thu phí hoạt động, duy tu bảo dưỡng công trình. Ban chủ nhiệm/Ban quản lý phải có trách nhiệm bảo vệ công trình nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả. Trước mắt, cần tham khảo mô hình những nhà văn hóa đã đi vào hoạt động có hiệu quả để vận hành, khai thác nhà văn hóa.

Đối với vai trò của chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân xã), phải thật sự quan tâm chỉ đạo việc khai thác, sử dụng nhà văn hóa xã, thôn hiệu quả. Có cơ chế quản lý, điều hành hoạt động hợp lý trên cơ sở biên chế đủ cán bộ và có năng lực để quản lý, vận hành nhà văn hóa. Phân bổ một nguồn ngân sách đảm bảo hoạt động ổn định hàng năm cho nhà văn hóa. Có quy chế hoạt động của nhà văn hóa trong đó quy định những nội dung, điều khoản cụ thể về mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ sinh hoạt, cơ sở vật chất, đội ngũ cộng tác viên và mối quan hệ của nhà văn hóa. 

Nghiên cứu có chính sách cho cá nhân phụ trách nhà văn hóa để họ yên tâm để tổ chức, vận hành nhà văn hóa. Trên cơ sở đó sẽ huy động được các tổ chức, cá nhân tham gia sinh hoạt tại nhà văn hóa. Nhà văn hóa có hoạt động, có người tham gia thì nguồn thu, vận động xã hội hóa các khoản đóng góp sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn từ đó tạo được nguồn quỹ đầu tư trở lại cho nhà văn hóa.

Đối với ngành cấp huyện, cấp tỉnh phải có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi để chỉ đạo, đốc thúc địa phương trong việc tổ chức khai thác, sử dụng nhà văn hóa xã, thôn có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động cho cán bộ phụ trách, quản lý nhà văn hóa xã, thôn.

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ kinh phí kết hợp vận động xã hội hóa đóng góp nguồn lực để nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa thôn. Đối với cấp xã, theo chủ trương xây dựng nông thôn mới, nhà văn hóa xã phải được đầu tư đạt chuẩn để trở thành Trung tâm Văn hóa - Thể thao của địa phương. Việc xây dựng phải có quy hoạch và huy động nguồn lực đảm bảo. Khi có công trình, việc đưa vào sử dụng phải có kế hoạch và học tập kinh nghiệm những nơi đã làm tốt để khai thác nhà văn hóa có hiệu quả...

Phòng XDNSVH&GĐ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.141.514
Truy cập hiện tại 21.649