Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 13.949

Hiểm họa sông nước luôn rình rập
Lượt đọc: 7201Thời gian: 15:22 - 27/08/2019

(VHH) - “Hiểm họa sông nước là chuyện không thể nói trước, dù có trang bị đầy đủ nhân lực, vật lực, mấu chốt vẫn là người tham gia bơi và lực lượng cứu hộ không bao giờ được chủ quan”, ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao khẳng định.

 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh, không chỉ tại các bể bơi, tai nạn đuối nước còn xảy ra ở các sông, hồ, thác, biển. Năm 2019, tại Khu du lịch sinh thái Suối Mơ (huyện Phú Lộc) đã có 1 trường hợp tử vong liên quan đến tắm suối. Hay từ đầu năm đến nay, nhờ có sự phối của các tổ cứu hộ, cứu đuối ở các khách sạn: Thanh Tâm, Hương Giang, Đồng Dương và Đồn Biên phòng Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) nên đã kịp thời cứu được 6 trường hợp bị đuối nước khi tắm biển (trong đó, có 2 người nước ngoài). Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy, kể cả khi công tác cứu hộ, cứu đuối (CHCĐ) hoàn thiện đến mấy thì tai nạn đuối nước luôn là nguy cơ hiển hiện trước mắt.

Tính đến trung tuần tháng 8/2019, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành kiểm tra 6 bể bơi, 3 khu du lịch sinh thái, 3 doanh nghiệp du lịch có hoạt động bể bơi và tắm biển, 6 bãi tắm biển thuộc các doanh nghiệp và địa phương quản lý trên địa bàn huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.

Qua kiểm tra, vẫn có một số cơ sở chưa trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ công tác cảnh báo, CHCĐ, như: bể bơi Trí Dũng (xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc), bãi tắm biển Tân Cảnh Dương (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc). “Còn bể bơi TX. Hương Thủy, dù cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn về CHCĐ nhưng sau khi kiểm tra (tháng 5/2019), chúng tôi vẫn cảnh báo phải tăng cường thêm nhân viên trực cứu hộ cứu đuối và một số vật dụng liên quan”, ông Lê Ngọc Tư, Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao (Sở Văn hóa và Thể thao) cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, sau những đợt kiểm tra, đa số các cơ sở đều tuân thủ CHCĐ theo quy định, tiêu biểu như các bể bơi: Trung tâm Thể thao tỉnh, Trung tâm Thể thao thành phố Huế, An Nhiên (TX. Hương Trà); các bãi biển Thuận An, Phú Thuận, Lăng Cô … “Nhìn chung, công tác CHCĐ được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, hiểm họa sông nước là chuyện không thể nói trước, dù có trang bị đầy đủ nhân lực, vật lực, mấu chốt vẫn là người tham gia bơi và lực lượng cứu hộ không bao giờ được chủ quan”, ông Hà nói. 

Khi mùa mưa bão đang đến gần, ngoài tiếp tục đẩy mạnh phong trào phổ cập bơi cho thanh thiếu nhi, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ bể bơi, bãi biển, điểm du lịch sinh thái luôn phải duy trì ứng trực 100% lực lượng cứu hộ, kiên quyết không cho người dân đến tắm tại các vùng nước xoáy.

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ CHCĐ, khẩn trương thành lập ban quản lý, ban hành nội quy, biển cảnh báo, dựng chòi quan sát, bổ sung dãy phao giới hạn ở các bãi tắm biển Đồng Dương, Làng Cò Resort, Lăng Cô Beach Resort, thác Nhị Hồ, suối Mơ, suối Voi… cũng như tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chặt chẽ các bãi tắm biển, hồ, đập hoạt động tự phát, có như vậy mới góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu những tai nạn thương tâm do đuối nước gây ra.

Thiên Ân-HU
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL