Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 10.346

Hội thảo góp ý Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn
Lượt đọc: 6917Thời gian: 12:19 - 07/10/2019

(VHH) - Ngày 05 tháng 10 năm 2019, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội thảo góp ý Dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích quốc gia Cầu ngói Thanh Toàn. Báo cáo Dự án do Công ty tu bổ di tích Huế thực hiện. Dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; cùng dự và góp ý dự thảo có: Lãnh đạo Sở Xây dựng; đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Ban đầu tư và xây dựng thị xã Hương Thủy, các đơn vị liên quan, các nhà nghiên cứu về Văn hóa Huế.

Theo đó, ngày 25 tháng 8 năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích Cầu ngói Thanh Toàn do Ban Đầu tư và Xây dựng thị xã Hương Thủy làm chủ đầu tư; thời gian thực hiện là 01 năm. Đây là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia (được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận năm 1990), di tích được xây dựng năm 1776, từ thế kỷ XVIII (cách đây hơn 243 năm), do bà Trần Thị Đạo là vợ của một đại thần triều Lê Trung Hưng xây dựng. Đến nay, có 05 công trình trên cả nước có kiến trúc cổ độc đáo tương tự như di tích Cầu ngói Thanh Toàn. Mục tiêu dự án nhằm gìn giữ các yếu tố gốc, gia tăng tuổi thọ, tính bề vững công trình; phát huy giá trị di tích và đảm bảo an toàn theo Luật Di sản.

Phát biểu, đánh giá về các kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra các ý kiến nhằm phát huy giá trị di tích, đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, lãnh đạo Sở Xây dựng, các nhà nghiên cứu cho biết: Xác định đây là di tích quan trọng và có giá trị lịch sử từ thời chúa Nguyễn, thể hiện giá trị văn hóa của một vùng đất, gắn liền với không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phục vụ tổ chức các lễ hội dân gian, đồng thời đây cũng là di tích thu hút sự quan tâm đông đảo du khách khi đến Cố đô Huế; do đó đề nghị đơn vị khảo sát, thi công cần đánh giá đầy đủ hiện trạng, triển khai số hóa các giá trị nguyên bản của di tích trước khi hạ giải, đảm bảo giữ nguyên giá trị các di tích liên quan sau khi dịch chuyển; quá trình xây dựng hồ sơ thi công cần đánh giá tính chính xác về nội dung, cấu kết đảm bảo tính vững chắc, tính chịu lực của công trình, đồng thời cần bổ sung các hạng mục về công trình chiếu sáng, trồng hoa; nghiên cứu đề xuất quỹ đất gắn liền với các hoạt động phục vụ sinh hoạt cộng đồng, kết nối liên thông tour du lịch trên sông Như Ý...; đồng thời trong quá trình tu bổ, tôn tạo cần chú trọng gìn giữ tối đa nguyên bản, vật liệu gốc.

Để phát huy giá trị di tích, khẳng định đây là di tích có ý nghĩa lớn về giá trị lịch sử, về kiến trúc cổ độc đáo, các nhà nghiên cứu đề nghị các cơ quan liên quan xem xét, lập hồ sơ đảm bảo phù hợp để đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL