Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 25.820

Lưu giữ hương vị Tết xưa qua tục dựng nêu ngày cuối năm ở làng Trạch Phổ
Lượt đọc: 9328Thời gian: 08:58 - 20/01/2020

(VHH) - “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” – câu ca như nhắc nhớ mỗi người con đất Việt về những nét đẹp văn hóa ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tại làng Trạch Phổ, hình ảnh cây nêu và tục dựng nêu ngày cuối năm vẫn luôn được những người con, các bậc bô lão gìn giữ, lưu truyền theo cách riêng và độc đáo. Với họ, cây nêu không những là biểu tượng văn hóa mang ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” mà còn thể hiện sự gắn bó với làng nước, thủy chung, đoàn kết dân tộc và quê hương. Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch năm Kỷ Hợi, Làng Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền đã tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu tại Đình làng Trạch Phổ.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là nghi thức truyền thống của dân tộc và cũng là một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn. Ngoài những quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích để báo hiệu ngày Tết cổ truyền đã tới.

Nghi lễ dựng cây nêu được thực hiện theo đúng truyền thống từ lâu đời trong văn hóa của người Việt. Đó là dùng cây tre già, lóng tre đều và còn nguyên lá tươi trên ngọn, được treo cờ hội vuông ngay bên dưới lá tre, trang trí lồng đèn tạo màu sắc, lá phướn mang câu chữ với ý nghĩa chúc mừng năm mới, cầu cho Quốc thái dân an, và những vật dụng trang trí tạo âm thanh như chuông...

Ông Trần Văn Địch, thôn Trạch Phổ, cho hay: Cây nêu tốt được tìm mua thường là cây tre cứng cáp, chắc khỏe, độ già tre vừa phải; thân tre thon tròn, thẳng tắp và được tỉa tót sạch sẽ, nhẵn bóng; khoảng cách giữa các đốt tre đều đặn. Trước khi thượng nêu, sẽ sửa soạn bữa cơm cúng Tất niên và khấn tế cầu mong quốc thái dân an, sức khỏe, may mắn, một năm mưa thuận gió hòa, có những chuyến biển bình an ….

Theo thời gian, việc dựng cây nêu ngày Tết tuy có nhiều thay đổi theo tập quán của từng địa phương. Song ý nghĩa tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc thì không thay đổi. Chính vì vậy mà việc tái hiện phong tục dựng cây nêu ngày Tết một lần nữa nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một nét văn hóa có ý nghĩa trong đời sống tâm thức của người Việt từ xa xưa.

Thông qua hoạt động này, thể hiện một bức tranh văn hóa đa dạng, đa sắc màu văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu về nghi lễ dựng nêu, động viên tinh thần phấn khởi, đón mừng Xuân mới với khí thế mới của quê hương, đât nước; qua đó giáo dục cho các thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.                                      

Văn Bốn (CTV)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL