Nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại trên 2000 năm được giới thiệu đến công chúng trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh. Vật dụng sinh hoạt hàng ngày như nồi, chén, chậu, bình thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh được khắc, vạch hoa văn răng sò độc đáo. Theo chủ nhân bộ sưu tập, mỗi cổ vật được trưng bày đều mang một câu chuyện văn hóa đặc biệt.
Những chiếc mộ chum được người xưa sử dụng để mai táng người chết được chú ý hơn cả.
Nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh có niên đại trên 2000 năm được giới thiệu đến công chúng trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh. Vật dụng sinh hoạt hàng ngày như nồi, chén, chậu, bình thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh được khắc, vạch hoa văn răng sò độc đáo. Theo chủ nhân bộ sưu tập, mỗi cổ vật được trưng bày đều mang một câu chuyện văn hóa đặc biệt.
Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng văn hóa Huế cho biết, triển lãm giới thiệu đến công chúng kho tàng cổ vật Huế và các tỉnh miền Trung, một phần quan trọng của di sản văn hóa quốc gia. Từ những công cụ lao động sản xuất, trang sức, đồ tùy táng văn hóa cổ Sa Huỳnh cho đến đỉnh cao nghệ thuật tạo tác gốm sứ dưới các triều đại quân chủ Việt Nam.
Những cổ vật chứa đựng nhiều thông điệp lịch sử, văn hóa được gửi gắm từ quá khứ phần nào hé hộ sự hình thành, phát triển, đời sống, tập tục cổ xưa của cư dân Việt cổ; sự đa dạng, đặc sắc về mẫu mã, hoa văn, họa tiết trang trí, chất liệu men gốm đặc thù cho không gian gốm thời Trần, Lê sơ, đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và thời Nguyễn. Các cổ vật trong bộ sưu tập của hai nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh và Nguyễn Hữu Hoàng đa số cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm.
Nhiều món đồ dưới thời nhà Trần, Lê Sơ, đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và thời Nguyễn được các nghệ nhân của làng nghề nổi tiếng chế tác với nhiều hoa văn, họa tiết độc đáo.
Chiếc đĩa hiệu đề Sương khê Đồ Trùng phủ phụng chế vẽ cảnh chùa Thái Duyên dưới thời vua Tự Đức. Dưới thời nhà Nguyễn, sản phẩm gốm sứ được giao thương với ngoại quốc từ năm 1804 đến 1925, dưới các triều đại Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và Khải Định.
Nhiều hoa văn, họa tiết hình rồng được vẽ trong đồ gốm ký kiểu (thế kỷ 18). Thông qua hình vẽ, người xem có thể đoán định được vật dụng này được dùng cho ai, tầng lớp nào trong xã hội phong kiến xưa.
Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến động lịch sử nhưng nhiều vật dụng gốm sứ tráng men tinh xảo vẫn giữ được độ sáng bóng. "Dưới thời vua Tự Đức, Đặng Huy Trứ đã có 2 chuyến công vụ sang Trung Hoa (năm 1865 và 1868) đến các cảng lớn của Trung Quốc nhằm dò xét các nước phương Tây, học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu về những công nghệ mới. Trong chuyến đi sang tỉnh Quảng Đông lần thứ 2 (năm 1867-1868), Đặng Huy Trứ đã tìm đến lò gốm địa phương đặt làm những món đồ gốm theo hiệu đề và chủ ý của ông để đưa về dâng tặng cho nhà thờ họ Đặng ở quê hương", chủ nhân bộ sưu tập đồ gốm ký kiểu Nguyễn Hữu Hoàng cho biết.
Một chiếc bầu vú không hiệu đề được chế tác vào thế kỷ 16. Đây được xem là những món đồ thể hiện sự giao thương về đồ sứ giữa Việt Nam và Trung Hoa thời bấy giờ.
Những món đồ sứ tinh xảo đa phần được giới quý tộc, quan lại sử dụng.