Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 12.859

Từ bài toán nghệ nhân đến "bộ nhận diện" áo ngũ thân truyền thống
Lượt đọc: 661Thời gian: 09:07 - 19/07/2023

(VHH) - Trong đề án Huế - Kinh đô áo dài được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký quyết định triển khai, chúng tôi đồng tình với các nội dung đã đặt ra. Với góc độ là những người nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi xin góp thêm một số ý kiến nhỏ nhằm giúp đề án đạt kết quả tốt hơn nữa.

Theo đề án, hiện nay ở Huế có rất nhiều nhà may, nghệ nhân may áo dài, đây là điều vô cùng thuận lợi cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghề may. Nhưng cũng như Huế, ở Hà Nội, TP.HCM hoặc các tỉnh, thành phố khác, đội ngũ nhà may, nghệ nhân may áo dài cũng khá đông đảo. Nhưng với các kỹ thuật may áo dài truyền thống, tức áo ngũ thân, thì đa phần các nhà may, các nghệ nhân làm nghề may không hoặc ít nắm bắt được.

Đây là một trở ngại rất lớn không chỉ ở Huế, mà với cả nghề may áo dài của Việt Nam, bởi nét đẹp tinh tế nằm ẩn sâu trong kỹ thuật của người thợ. Do đó, để bảo tồn nghề may, phát triển nghề may áo dài truyền thống, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nắm bắt thông tin, nghiên cứu, chọn lựa các nghệ nhân có tay nghề cao, nắm bắt kỹ thuật may tốt, sau đó có cơ chế chính sách để các nghệ nhân truyền dạy nghề may cho thế hệ kế cận.

Phát triển thương hiệu 'Huế - Kinh đô áo dài' (kỳ 2 & hết): Từ bài toán nghệ nhân đến "bộ nhận diện"áo ngũ thân truyền thống - Ảnh 1.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Hội thảo “Hướng phát triển của áo dài trong đời sống đương đại”. Ảnh: Bảo Minh

Tôi xin lưu ý là nghề may và kỹ thuật may áo ngũ thân truyền thống chứ không phải áo dài hiện đại. Còn việc phát triển, cách tân áo dài là thuộc phạm vi, lĩnh vực của các nhà thiết kế, những người làm công việc sáng tạo.

Cũng giống với vấn đề nghệ nhân/nguồn nhân lực may, nguyên vật liệu phục vụ may áo ngũ thân là một vấn đề hết sức khó khăn. Hiện nay, nguồn nguyên vật liệu để phù hợp may áo ngũ thân chủ yếu là nhập khẩu, nguồn trong nước ít, chất lượng chưa đảm bảo và giá thành rất cao. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm cao, áo ngũ thân khó đáp ứng được nhu cầu của người mặc, đặc biệt là giới trẻ (học sinh, sinh viên).

Để tháo gỡ vấn đề này, ngoài các doanh nghiệp may mặc lớn, thì các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Thừa Thiên - Huế cần có biện pháp thúc đẩy hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp (cả Nhà nước và tư nhân) nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm vải, nguyên liệu phù hợp, đảm bảo cung cấp cho ngành may áo dài và áo ngũ thân truyền thống.

Phát triển thương hiệu 'Huế - Kinh đô áo dài' (kỳ 2 & hết): Từ bài toán nghệ nhân đến "bộ nhận diện"áo ngũ thân truyền thống - Ảnh 2.

Cán bộ, nhân viênSở VH,TT tỉnh Thừa Thiên - Huế mặc áo dài ngũ thân. Ảnh: TL

Ví dụ với nghề dệt: Hiện nay, nhiều xưởng dệt trong cả nước đang hoạt động, nhưng không phải loại vải sẵn có của họ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để may áo ngũ thân, hoặc áo dài đẹp. Có những xưởng dệt, nghệ nhân nắm bắt được quy trình, loại vải đáp ứng may (không nhiều), nhưng giá thành lại cao. Tháo gỡ vấn đề này, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác nghiên cứu, đầu tư ban đầu cho ngành dệt nói riêng và nguyên phụ liệu nói chung, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững, tránh phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ ngoài nước. Tạo ra những loại vải, nguyên phụ liệu mang đặc trưng của Huế.

Hiện nay, áo dài hiện đại của phụ nữ phần lớn đang sử dụng nguyên liệu ngoại nhập, nhiều chất liệu không phù hợp với khí hậu, chính vì vậy tính ứng dụng của loại trang phục này cũng bị hạn chế, khó mặc thường xuyên. Nếu chúng ta đầu tư nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm phù hợp khí hậu, thuận tiện xử lý kỹ thuật may áo dài, giúp giá thành sản phẩm hạ và tạo việc làm cho nhiều người lao động, nhiều người sẽ có cơ hội tiếp cận áo dài đẹp.

Phát triển thương hiệu 'Huế - Kinh đô áo dài' (kỳ 2 & hết): Từ bài toán nghệ nhân đến "bộ nhận diện"áo ngũ thân truyền thống - Ảnh 3.

Hội thảo thu hút nhiều diễn giả

Ban hành tiêu chuẩn cho áo ngũ thân truyền thống

Như chúng ta đã biết, trong một thời gian dài, từ nửa đầu thế kỷ 20, do biến thiên của lịch sử, việc may, mặc áo ngũ thân đã bị mai một, nên nó đã mất đi hình dạng ban đầu và trở thành tên chung làáo dài.

Áo dài là sản phẩm hiện đại, không còn giữ được những chuẩn mực ban đầu và có nhiều kiểu dáng khác nhau, chỉ còn giữ lại được 2 tà áo. Mỗi một lần có những vấn đề liên quan tới cách may, mặc, sử dụng áo dài hiện đại thì sự tranh luận của xã hội khó đến hồi kết. Nhiều nhà thiết kế khẳng định trên truyền thông rằng họ thiết kế áo dài truyền thống, nhưng hình dáng áo của họ lại thêm thắt, khác xa với chiếc áo ngũ thân truyền thống.

Phát triển thương hiệu 'Huế - Kinh đô áo dài' (kỳ 2 & hết): Từ bài toán nghệ nhân đến "bộ nhận diện"áo ngũ thân truyền thống - Ảnh 4.

Nhiều ý kiến

Sự lẫn lộn áo truyền thống và áo hiện đại đã khiến xã hội phải đau đầu nhận dạng, khách quốc tế phải dè chừng, không hiểu đâu là áo dài của Việt Nam. Chính vì lý do trên, các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên - Huế cần ban hành bộ nhận diện áo ngũ thân truyền thống Huế, để từ đó các nhà may, nhà thiết kế bám sát, cách tân sáng tạo trên những hình mẫu chuẩn mực. 

T.H (Theo Nguyễn Đức Bình - https://thethaovanhoa.vn/)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL