Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 3.079
Báo cáo kết quả thăm dò Khảo cổ học địa điểm Gò Dương Xuân
Lượt đọc: 28844Thời gian: 22:31 - 09/01/2017

(VHH) - Chiều ngày 09/01/2017, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khảo Cổ học Việt Nam tổ chức buổi họp Báo cáo kết quả thăm dò Khảo cổ học đại điểm Gò Dương Xuân (Phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tham dự và chủ trì buổi báo cáo có GS.NGND Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Dung -  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, TS Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; cùng PGS.TS Nguyễn Giang Hải - Viện trưởng Viện Khảo cổ học, PGS.TS Đỗ Bang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, các nhà nghiên cứu về văn hóa - lịch sử; các phóng viên báo chí đã đến tham dự và đưa tin.

 

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn, lưu giữ những giá trị về lịch sử văn hóa của dân tộc về những tư liệu sử học, khảo cổ học, băn bản học,... góp thêm chứng cứ khoa học phục vụ cho việc phát huy giá trị lịch sử liên quan đến các vấn đề cung điện, lăng mộ vua Quang Trung thời kỳ Tây Sơn. Từ ngày 07 đến ngày 20/10/2016, thực hiện Quyết định 3291/QĐ-BVHTTDL của Bộ VHTTDL, Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Khoa Lịch sử- Đại học Khoa học Huế; cùng sự tham gia tích cực của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và nhà tài trợ Vietravel, đã tiến hành mở 05 hố thám sát khảo cổ học tại phường Trường An, thành phố Huế.

Trong thời gian ngắn, với diện tích thăm dò nhỏ so với diện phân bố của toàn bộ di tích gò Dương Xuân, song đoàn khảo cổ đã được thu được những kết quả rất khả quan. Bước đầu đã gắn kết những tư liệu KCH trong lòng đất, trên mặt đất với những tư liệu trong sử sách, các công trình nghiên cứu, tham khảo các nguồn tư liệu khác truyền thuyết, truyền miệng trong nhân dân. Cụ thể, theo bảng thống kê hiện vật tại đợt khảo cổ tháng 10/2016, đoàn đã thu được tổng số 1787 hiện vật gồm các loại như: gạch, ngói, gốm sứ, sành, thủy tinh, sắt đồng, võ sò, đạn… Dựa vào tổng thể di tích, tư liệu địa tầng, các mảnh sứ có ghi niên đại, các mảnh sành, gạch ngói... bước đầu nhiều nhà nghiên cứu đã có những nhận định về các tư liệu khảo cổ học này thuộc về những thành quách, cung điện ở thời kỳ Tây Sơn.

Tại cuộc họp, đoàn khai cổ và ý kiến của một số các nhà khoa học tham gia cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm về các hiện vật, để từ đó phân tích, chỉnh lý khoa học các di tích và di vật đã phát hiện, sớm đưa ra những khẳng định cụ thể về niên đại, các giai đoạn lịch sử trong tổng thể khu di tích gò Dương Xuân, qua đó góp thêm những chứng cứ khoa học phục vụ cho việc phát huy giá trị, lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho phép tổ chức khai quật khảo cổ học trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi họp báo cáo, TS Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã đánh giá cao những kết quả của đợt khảo cổ học trong thời gian qua của đoàn nghiên cứu. Trên cơ sở những hiện vật, di vật cổ được phát hiện trong đợt khảo cổ học lần này, đồng chí đề nghị đoàn cần phối hợp với các chuyên gia trong nước và quốc tế để tiếp tục tổ chức thám sát, khảo cổ, thăm dò và nghiên cứu, định danh chính xác tư liệu lịch sử, để kịp thời có phương án bảo vệ gìn giữ giá trị, đồng thời sớm đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của công tác khảo cổ trong những năm tiếp theo.

Một số hình ảnh hiện vật:

Thanh Phong
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL