Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 16.931
Thông tin liên lạc, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế
Lượt đọc: 106169Thời gian: 10:55 - 10/10/2016
I. Thông tin liên lạc: Địa chỉ: số 01, đường 23 tháng 8 và 268, đường Điện Biên Phủ thành phố Huế. Điện thoại: 0234.3522397, Fax: 0234.3522397
II. Cơ cấu tổ chức:
 
        * Giám đốc: 
        - Họ và tên: Nguyễn Đức Lộc
        * Phó Giám đốc:
        - Họ và tên: Trần Thị Thu Hương
        - Họ và tên: Ngô Minh Thuấn
 
III. Chức năng, nhiệm vụ:
1. Vị trí và chức năng

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu và tuyên truyền, giáo dục khoa học thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng và bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể về lịch sử, văn hóa và cách mạng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và theo quy định của Pháp luật.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản để hoạt động.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a. Trình Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao về quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn, hằng năm của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

b. Về Hội đồng khoa học:

- Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế được thành lập Hội đồng khoa học theo thẩm quyền, Hội đồng khoa học có chức năng tư vấn cho Giám đốc bảo tàng về phương hướng phát triển ngắn hạn, dài hạn và những vấn đề khoa học liên quan; thẩm định giá trị khoa học, giá trị kinh tế của tài liệu, hiện vật có liên quan đến hoạt động của bảo tàng.

- Hội đồng khoa học của bảo tàng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên là những người trong và ngoài nước có uy tín, am hiểu về các lĩnh vực khoa học, nghiệp vụ liên quan đến nội dung hoạt động của bảo tàng Lịch sử.

- Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học của bảo tàng thuộc kinh phí hoạt động của bảo tàng.

c. Về hoạt động nghiên cứu khoa học:

- Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đề tài khoa học, các chương trình, dự án, đề án theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn kết và nâng cao chất lượng hoạt động của bảo tàng để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo tàng học.

- Được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định của pháp luật.

d. Về hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể:

- Được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và cách mạng của tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng.

 Việc tổ chức sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật thông qua các phương thức sau đây:

- Khảo sát điền dã;

- Khai quật khảo cổ;

- Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;

- Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.

Công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bảo tàng được tiến hành việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật thuộc phạm vị quản lý trong các trường hợp sau:

- Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng;

- Bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi;

- Được xác định gây hại cho con người và môi trường;

- Được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học;

- Được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp;

- Được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.

Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên quan, Giám đốc bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đề nghị Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.

e. Về hoạt động kiểm kê:

- Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006.

- Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin.

f. Về hoạt động bảo quản:

 Bảo tàng có trách nhiệm thực hiện công tác bảo quản tài liệu, hiện vật thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị, bao gồm:

- Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;

- Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;

- Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.

Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.

Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu, hiện vật.

g. Về hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể:

Bảo tàng tổ chức trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng, bao gồm:

- Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại bảo tàng;

- Trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước;

- Tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

Xây dựng đề cương, tổ chức trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng yêu cầu phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

- Phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng;

- Chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc;

- Việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung trưng bày của bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

- Thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan;

- Bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và được ghi chú rõ ràng;

- Thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh, an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan;

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.

h. Về hoạt động giáo dục, tuyên truyền:

 Hoạt động giáo dục của bảo tàng bao gồm:

- Hướng dẫn tham quan;

- Tổ chức chương trình giáo dục;

- Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu;

- Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.

Chương trình giáo dục của Bảo tàng Lịch sử phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của bảo tàng.

Chương trình giáo dục của Bảo tàng Lịch sử nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.

Hoạt động tuyên truyền của bảo tàng bao gồm:

- Giới thiệu nội dung và hoạt động của bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của bảo tàng;

- Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của bảo tàng;

- Xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước.

Hoạt động tuyên truyền của bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

i. Về hoạt động dịch vụ:

Hoạt động dịch vụ của bảo tàng bao gồm:

- Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí và dịch vụ khác;

- Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của bảo tàng;

- Tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch;

- Cung cấp thông tin, tư liệu;

- Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng;

- Giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

- Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật;

- Hợp tác khai quật khảo cổ;

- Hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.

Hoạt động dịch vụ của bảo tàng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng và quy định của pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.

k. Về công tác bảo tồn di tích:

- Trình Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao về kế hoạch, hành động dài hạn, ngắn hạn hằng năm của Bảo tàng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và tổ chức thực hiện sau khi có phê duyệt.

- Tham mưu Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư về bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

- Nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận, xếp hạng di tích; tiến hành công tác kiểm kê, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh theo Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và các quy định pháp luật hiện hành.

- Trực tiếp quản lý và phối hợp quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định phân cấp của UBND tỉnh; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong việc hướng dẫn tổ chức trao bằng di tích và quản lý, bảo tồn phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích; xử lý các hành vi vi phạm, xâm hại di tích thuộc phạm vi Bảo tàng trực tiếp quản lý và phối hợp quản lý.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động bảo tồn di tích và phát huy giá trị của di tích.

h. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của Nhà nước.

l. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu khác theo quy định của nhà nước.

m. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của cơ quan quản lý cấp trên.

n. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

a. Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế có Giám đốc và không quá hai Phó Giám đốc.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế.

Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quả nhiệm vụ được giao.

b. Các tổ chức trực thuộc gồm:

- Phòng Hành chính Tổng hợp;

- Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng;

- Phòng Nghiệp vụ Bảo tồn di tích;

- Phòng Kiểm kê Bảo quản.

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và tổ chức trực thuộc.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại Trưởng, Phó các phòng và tổ chức trực thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế do Giám đốc Bảo tàng quyết định theo quy định của Nhà nước về công tác cán bộ.

c. Số lượng người làm việc của đơn vị được giao trên cơ sở Đề án vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế, số lượng người làm việc của Sở Văn hóa và Thể thao được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  

Ngoài số lượng người làm việc được giao, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế có thể hợp đồng thêm một số lao động để bố trí làm tạp vụ, bảo vệ và bảo trì, kỹ thuật điện của cơ quan theo nhu cầu và kế hoạch được Giám đốc Sở phê duyệt.

Việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động của đơn vị do Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế quyết định trên cơ sở căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và theo quy định của pháp luật.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL