Theo đó, đến năm 2020, cả nước có 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời; 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp...
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương; nghiên cứu, xây dựng và phát triển các chương trình, sản phẩm truyền thông về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới; triển khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng tự kiểm soát bản thân với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực.
Đồng thời, triển khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới. Cụ thể như:
- Hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới bảo đảm an toàn, tạm lánh khẩn cấp, dịch vụ hỗ trợ ban đầu tại địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng cho nạn nhân;
- Cung cấp dịch vụ chăm sóc tối thiểu cho nạn nhân và tư vấn cho người gây bạo lực tại cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;
- Hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân tại cơ sở y tế;
- Sử dụng đường dây nóng và cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết bạo lực trên cơ sở giới để kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp với người gây bạo lực...