Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 45.296
Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Lượt đọc: 1981Thời gian: 09:44 - 28/02/2024

(CTTĐT) - Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi về tư duy và ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để phát triển kinh tế số và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi số. Thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ngành, đơn vị đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay, có hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh những nỗ lực của Chính quyền, doanh nghiệp đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,... tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế và là động lực cho phát triển kinh tế số tại tỉnh. Chính đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân này đã góp phần rất lớn và có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nhằm phổ biến, chuyển đổi nhận thức về kinh tế số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia về tầm quan trọng cũng như lợi ích, sự cần thiết của chuyển đổi số mang lại, việc ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số là chìa khóa nhằm giúp doanh nghiệp phục hồi và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường tham quan các gian hàng công nghệ số tại Tuần lễ Chuyển đổi số - Huế 2023

Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu cả nước trong ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách của Nhà nước, tiến đến tháo gỡ các rào cản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trong đó phải kể đến là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số công cộng; hỗ trợ chi phí hóa đơn điện tử được triển khai thực hiện kể từ năm 2019 ngay từ khi Chính phủ khởi động Đề án “chuyển đổi số Quốc gia”; chính sách hỗ trợ “100 doanh nghiệp chuyển đổi số trong 100 ngày”, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử,...

Từ đầu năm 2023 đến nay, đã thực hiện hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho hơn 500 doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 01 tỷ đồng; hỗ trợ chi phí kế toán cho 36 doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh với tổng kinh phí 170 triệu đồng. Về hỗ trợ tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, chuyển đổi số: đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề về thương mại điện tử với sự tham gia của gần 300 lượt doanh nghiệp tham dự: Kỹ năng bán hàng online, Làm chủ CHAT GPT, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”, “Thương mại điện tử về Tiếp thị Kỹ thuật số”….

Doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh trên tiktok

Các doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan mời các chuyên gia hàng đầu về marketing digital, các nhà quản lý các nền tảng số như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Facebook, Google, Zalo, Tiktok để hướng dẫn theo hình thức bắt tay chỉ việc. Chương trình huấn luyện đi từ cơ bản đến chuyên sâu, từ việc hướng dẫn mở gian hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đến việc chăm sóc khách hàng và tinh gọn bộ máy phát triển kênh TMĐT.

Theo bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, Phụ trách Văn phòng Chuyển đổi số, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, thời gian đến đơn vị sẽ tiếp tục tổ chức đào tạo chuyên sâu nâng cao năng lực chuyển đổi số cho doanh nghiệp; mở rộng tư vấn xây dựng, triển khai lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp; kết nối doanh nghiệp với mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Văn Cường, cho biết đến nay phần lớn các doanh nghiệp đã ứng dụng các phần mềm, giải pháp vào hoạt động quản lý bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị kênh phân phối,… Nhiều doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử như TikTok, Facebook, Google, Sendo, Tiki, Lazada, Shopee; hầu hết doanh nghiệp đều trang bị và sử dụng chữ ký số; giúp tiết kiệm nhân lực, chi phí và tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên; góp phần gia tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng và nhà đầu tư.

Các hoạt động chuyển đổi mô hình bán hàng, tiếp thị, quản trị và vận hành, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhận thấy chuyển đổi số là một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp số, logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động.

Đối thoại trực tuyến với chủ đề “Chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững”

Tỉnh đã thực hiện những chính sách để hỗ trợ DN trong việc tiếp cận đầu tư, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính liên quan như, thành lập tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho DN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm thuận lợi nhất cho tổ chức, DN và cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thiện các thủ tục về đất đai đối với các dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương, những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN cần quan tâm, tháo gỡ kịp thời. Thời gian tới, ngoài việc thực hiện các chính sách theo quy định của Trung ương, tỉnh sẽ giao các ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát nhằm hỗ trợ thêm cho các DN về lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại, giảm thêm thuế giá trị gia tăng, ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm, đầu tư trang thiết bị cho doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ kích cầu ngành du lịch…

Có thể thấy rằng, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu, là “chiếc chìa khóa vàng” để các DN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển bền vững. Đồng thời với các chính sách hỗ trợ, đồng hành của tỉnh với các DN, cùng với sự tích cực hưởng ứng và tham gia vào công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng trong mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Ký kết hợp tác Chuyển đổi số giữa các đơn vị

 
 
 
 
 
www.thuathienhue.gov.vn
thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL