Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 14.956
Khám phá "cái nghề" Đông Ba để tìm về một Huế rất xưa
Lượt đọc: 75260Thời gian: 15:56 - 04/10/2016

(VHH) - Chợ Đông Ba có lẽ là một địa danh được nhiều du khách ưu ái chọn lựa khi khám phá đất Cố Đô. Đây không chỉ là một nơi chứng kiến nhiều thăng trầm của vùng đất xứ kinh kỳ mà còn là một Huế thu nhỏ với những nét rất riêng về văn hóa, ẩm thực và những con người rất Huế.

Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế

Giữa chốn ồn ào ấy không nhiều người chú ý đến Đông Ba còn có một khu vực rất riêng có tên Lầu may. Nơi có những những âm thanh vui tai phát ra từ những chiếc bàn may với những người thợ tóc bạc trắng như tiên. Lầu may nằm lẫn khuất gần như biệt lập với ồn ào phố thị. Lối đi lên là một chiếc cầu thang gỗ cũ kỹ nằm khuất sau những kiot bán hàng lưu niệm ngay giữa mặt tiền chợ.

Lối lên Lầu may

Đứng trên Lầu may, xem lẫn giữa đống vãi vụn, tiếng xành xạch của những chiếc máy may phát ra, du khách có thể chiêm ngưỡng phía bên ngoài là những hàng lá me bay, cảnh mua bán tấp nập sôi động. Nhưng cũng chừng đó góc đứng, phía trong này là những ông bà thợ may với mái tóc bạc trắng xóa như tiên đang cặm cụi từng đường kim mũi chỉ, yên bình đến lạ.

Phía ngoài ô cửa là cảnh tấp nập mua bán.

Không nhiều người biết được lầu may này xuất hiện từ khi nào. Nhưng có lẽ khi nhìn vào những tấm biển quảng cáo xưa cũ, những chiếc máy may con bướm và cả những người thợ nơi đây cũng dễ đoán có lẽ nó đã tồn tại từ lâu lắm rồi. Trong ký ức của bà và mẹ tôi, có lẽ được qua chợ Đông Ba may quần áo là một điều gì đó rất đổi tuyệt vời. Một thời khó khăn, tấm áo mới có lẽ đó là những điều trong mơ và những người thợ quần áo là những ông tiên bà bụt mang đến điều kị diệu.

Phía trong lầu may là sự yên bình đến lạ.

Một thời hoàng kim đã xa, những người thợ ở đây cũng đã già, nhưng đôi bàn tay vẫn thoăn thoắt, ánh mắt tinh tường điêu luyện thực hiện từng đường kim mũi chỉ. Người vẫn còn đó, cảnh vẫn còn đó, chỉ khác là khách thưa vắng dần theo thời gian. Thời buổi cảnh tranh thị trường, người ta có nhiều sự chọn lựa. Với những khách quen, họ vẫn điều đặn lên đây để may quần áo bởi quen với bác thợ, quen với cách may. Nhưng với lớp người trẻ, không nhiều người biết rằng ở Đông Ba còn có một không gian như thế. Và cũng có lẽ, để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường, bên cạnh việc may áo quần cho những vị khách quen, ở đây, "cánh thợ trẻ" đã có sự chuyển đổi sang gia công những hàng may theo mẫu, hàng tang chế... để tăng thu nhập và duy trì nghề.

Nếu một ngày không được đến lầu may chắc bác thợ sẽ buồn lắm!

Nhiều người cũng đặt câu hỏi tại sao những bác thợ "thất thập cổ lai hi" vẫn bám trụ với nghề? Nhưng khi nhìn vào những ánh mắt vui vẻ khi làm việc có lẽ tự chúng ta cũng đã có những câu trả lời. Có lẽ tình yêu với nghề, tình yêu với công việc và tình yêu với không gian, bạn nghề níu kéo ở lại với lầu may.

Có lẽ tình yêu với nghề, tình yêu với công việc và tình yêu với không gian, bạn nghề níu kéo ở lại với lầu may.

Ở Đông Ba, có có một nghề đặc biệt, có lẽ trên đất nước Việt Nam không nhiều nơi còn tồn tại nghề đặc biệt này, xe đạp thồ. Cứ ngỡ giữa phố xá tấp nập, thời gian quay nhanh và nhịp đời hối hả, nhiều người sẽ lựa chọn những phương tiện di chuyển nhanh. Nhưng nghề xe đạp thồ vẫn tồn tại, nhỏ bé đứng nép bên dòng đời xô bồ.

Ở Đông Ba, có có một nghề đặc biệt, có lẽ trên đất nước Việt Nam không nhiều nơi còn tồn tại nghề đặc biệt này, xe đạp thồ.

Để tham gia nghề này không khó, cái cần là một chiếc xe đạp vững chắc và một sức khỏe tốt. Những chiếc xe đạp được trang bị chiếc yên phía sau và nối dài bằng những tấm ván khoảng vài gang tay. Phía trước mỗi xe đều được trang bị những chiếc giỏ để đựng một số vật dụng cá nhân nhỏ. Thế thôi là họ đã đủ để hành nghề. Nhưng để bám trụ với nghề, cái cần nhất vẫn là cái tâm và sự yêu thích đặc biệt với nghề.

Nhưng liệu rằng, nghề đặc biệt này sẽ tồn tại bao lâu khi các "phu" xe đạp đều đã khá già và lớp trẻ hầu như không có ai chọn lựa đây sẽ một nghề lâu dài. (ảnh internet)

Nếu như trước đây, nghề xe đạp thồ cực thịnh với sự tham gia của cả hàng trăm người, thì nay số lượng người tham gia cứ rơi rụng dần theo thời gian. Thay vì lựa chọn đi xe đạp, nhiều người lựa chọn hình thức xe máy, xe taxi, xe xích lô vì chúng nhanh và tiện hơn. Dưới vòng quay thị trường, người làm xe đạp thồ cũng linh hoạt chuyển đổi khi không chỉ chở khách, họ còn chở nhiều thứ khác như hàng hóa. Nhưng liệu rằng, nghề đặc biệt này sẽ tồn tại bao lâu khi các “phu” xe đạp đều đã khá già và lớp trẻ hầu như không có ai chọn lựa đây sẽ một nghề lâu dài.

Đông Ba còn bán rất nhiều thứ xưa.

Không chỉ có một không gian đầy dấu tích thời gian, một nghề xưa mà ở Đông Ba còn bán những thứ rất xưa từ chiếc giường tre, đôi triêng giống đến những bánh đường đen xưa cũ. Chầm chậm một chút thôi, lách qua những ồn ào phố thị, du khách sẽ khám phá một Huế rất xưa với những nét rất riêng.

Nguồn: Anh Thư (SM online)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL