Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 1.821
Làm việc với Đoàn công tác Cục Văn hóa Du lịch thành phố Sakai, tỉnh Osaka Nhật Bản
Lượt đọc: 40112Thời gian: 11:09 - 26/01/2018

(VHH) - Chiều ngày 25/01/2018, Đoàn công tác Cục Văn hóa Du lịch thành phố Sakai, tỉnh Osaka Nhật Bản đã có buổi làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế để tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống di sản Văn hóa Huế, công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa liên quan đến vấn đề tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Đồng chí Phan Tiến Dũng - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tham dự và đón tiếp đoàn.

Báo cáo đánh giá công tác quản lý nhà nước về các di tích, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng chí Phan Tiến Dũng cho biết: Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Trải qua các giai đoạn lịch sử đã để lại cho vùng đất Huế một hệ thống, kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, đa dạng được phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Về di sản văn hóa vật thể, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay có 156 di tích đã được xếp hạng. Nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận như: Âm nhạc cung đình Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (năm 2003); Nghệ thuật Bài Chòi đã được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2017); Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới và Di sản tư liệu châu Á -Thái Bình Dương lần lượt vào các năm 2009, 2014, 2016; Nghề dệt Dèng của đồng bào Tà Ôi, Ca Huế được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn có trên 500 lễ hội khác đã được thống kê.

Đồng chí cũng cho biết, đối với các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các loại hình phi vật thể ngay sau khi được xếp hạng, công nhận, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra các quyết định phân công cụ thể cho các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý, tổ chức cắm mốc khoanh vùng bảo vệ di tích và gìn giữ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích cũng được chú trọng, trong thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích, trên cơ sở đó, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau và huy động nguồn lực xã hội hóa, các tổ chức quốc tế cùng chung tay bảo tồn, phát huy di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, phục vụ các đoàn khách trong nước và quốc tế đến thăm quan và nghiên cứu đối với các di tích. Công tác phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng thực hiện, tiêu biểu như các loại hình ca múa nhạc cung đình, Nhã nhạc cung đình Huế, Tuồng cung đình, Ca Huế. Đối với các loại hình này, trong thời gian qua tỉnh cũng đã tổ chức biểu diễn cho các bạn bè trong nước và quốc tế thông qua các đợt lưu diễn, liên hoan, hội thi, hội diễn, các đợt tháp tùng Lãnh đạo cấp Nhà nước đến thăm và làm việc tại Huế.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác Cục Văn hóa Du lịch thành phố Sakai, tỉnh Osaka Nhật Bản bày tỏ ấn tượng đối với những kết quả đạt được trong công tác quản lý và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, đồng thời thông qua buổi làm việc hai bên cũng đã trao đổi, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Để tiếp tục phát huy các giá trị di sản văn hóa, hai bên mong muốn trong thời gian đến cùng nhau hợp tác để quảng bá và phát huy các giá trị di sản văn hóa của mỗi địa phương.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL