Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 3.954
Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế.
Lượt đọc: 44833Thời gian: 16:08 - 30/03/2018

(VHH) - Sáng ngày 30/3, tại khách sạn Mondial, thành phố Huế, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế. Dự hội nghị, có Ủy viên BCHTW Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình; Ủy viên BCHTW Đảng, Bộ Trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia về di sản văn hóa từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Được biết đến, Huế là kinh đô của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Cố đô Huế là nơi lưu giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, miếu đường, đền đài, đình, lăng, tẩm, phủ đệ, chùa, nhà thờ,... Huế còn có cảnh quan thiên nhiên, nhà vườn độc đáo, văn hóa ẩm thực, nhiều loại hình nghệ thuật âm nhạc và lễ hội truyền thống đặc sắc, tạo nên những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Hội nghị nhằm mục đích mong muốn những đóng góp, ý kiến chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước, đánh giá thực trạng mà Huế đang phải đối diện, một số nội dung được trình bày tại Hội nghị: Đánh giá sự tác động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với bảo vệ và phát huy di sản văn hóa Cố đô Huế; chia sẻ những bất cập về cơ chế chính sách trong sưu tầm và quản lý hiện vật, cổ vật; đề xuất một số cơ chế đặc thù cho bảo vệ, phát huy di sản văn hóa Cố đô Huế; giải pháp phát huy giá trị di sản phủ đệ triều Nguyễn; một số chính sách về đãi ngộ đối với nghệ nhân; công tác bảo tồn và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể ở Huế; công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống; phát huy giá trị di sản văn hóa Huế gắn liền với việc phát triển du lịch; đưa ra một số giải pháp về giáo dục di sản văn hóa Huế trong các trường học; bảo tồn và phát triển văn hóa, nếp sống truyền thống con người xứ Huế;...

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết mục đích của Hội nghị tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để hy vọng rằng, với tâm huyết và kinh nghiệm của những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, hoạt động thực tiễn sẽ có nhiều ý kiến phản ánh đúng thực trạng, đánh giá nguyên nhân, từ đó có những kiến nghị cụ thể để cơ quan hữu quan nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy định, nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế nói riêng và giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung. Để di sản Huế phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đồng chí nhấn mạnh giá trị di sản văn hóa cố đô Huế không chỉ là của địa phương mà còn là của Việt Nam, của toàn thể nhân loại. Việc bảo tồn, phát huy giá trị đó là cần thiết, qua đó làm giàu thêm bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc, quảng bá hình ảnh đất nước với quốc tế.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL