Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 7.029
Hội thảo Hợp tác phi tập trung Việt nam - Pháp lần thứ XI, chuyên đề “Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vững”.
Lượt đọc: 52107Thời gian: 18:19 - 02/04/2019

(VHH) - Chiều ngày 02/4, tại Cộng hòa Pháp, Đoàn đại biểu của Việt Nam, trong đó có đoàn Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế dự Hội thảo Hợp tác phi tập trung Việt nam - Pháp lần thứ XI, chuyên đề “Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vững”.

Phát biểu tham luận chuyên đề “Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vững”, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBDN tỉnh, Trưởng đoàn của tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Di sản văn hóa là thành quả sáng tạo độc đáo của tự nhiên và cũng là sự kết tinh tài năng sáng tạo của con người được lưu giữ lại qua thời gian. Bởi vậy, di sản văn hóa là nền tảng kết nối giữa con người với tự nhiên, với quá khứ, làm tiền đề cho sự phát triển to lớn để phát triển xã hội cả về vật chất và tinh thần ở hiện tại và tương lai. Số liệu thống kê cho thấy, trên toàn thế giới đã có 1092 di sản vật thể được công nhận (bao gồm 845 di sản văn hóa, 209 di sản thiên nhiên, và 38 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên) và 508 di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản phi vật thể. Việc bảo vệ bền vững các di sản trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa tạo nên một thế giới phẳng đã đẩy nhanh tốc độ xóa sổ bản sắc văn hóa riêng của nhiều dân tộc, sắc tộc trên thế giới. Khai thác di sản quá mức, hay việc phát triển mạnh mẽ, ồ ạt không kiểm soát của ngành du lịch cũng tạo ra nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ hệ thống hạ tầng và cảnh quan của các khu di sản… Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức bảo vệ di sản, thiếu đầu tư về nguồn lực và con người… cũng tạo ra nguy cơ làm phá hủy từng phần hoặc xóa sổ các di sản, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những nguy cơ rất lớn mà tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều đang phải đối mặt.

Là 1 quốc gia ở Đông Nam Á, nằm trãi dài ven bờ Thái Bình Dương, Việt Nam là một quốc gia có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, tươi đẹp, có lịch sử văn hiến lâu đời. Vì vậy, các di sản văn hóa và tự nhiên của Việt Nam vô cùng phong phú. Đến nay, Việt Nam đã có 12 di sản Phi vật thể, 8 di sản vật thể, 7 di sản Ký ức được UNESCO công nhận. Thừa Thiên Huế một vùng đất nằm ở miền Trung của đất nước, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa, là vùng đất của truyền thống lịch sử, văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam, với 7 di sản được UNESCO công nhận (bao gồm cả di sản Vật thể, Phi vật thể và di sản Tư liệu) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với phương châm phát triển theo hướng “Di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xây dựng và khẳng định thành phố Huế xứng đáng là Thành phố văn hóa của ASEAN, thành phố Đô thị di sản, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam…, di sản văn hóa Huế đã và đang thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. 

Ngay sau phần phát biểu tham luận của đồng chí Phan Ngọc Thọ, trong phần thảo luận, chia sẻ một số kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng chí Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (thành viên của đoàn Thừa Thiên Huế) cũng trình bày kinh nghiệm và sáng kiến, dự báo tiềm năng khai thác của địa phương, để hoạch định cho đường lối bảo tồn bền vững các di sản vật thể và phi vật thể trước những thử thách của xã hội đương đại và phát huy các giá trị di sản của một vùng đất có giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam. Đồng chí cũng nhấn mạnh: Tiếp thu các ý kiến chia sẻ của quý đại biểu, các chuyên gia đến từ các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lần này có ý nghĩa to lớn trong mỗi chúng ta, là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững của mỗi đất nước, mỗi địa phương. Từ những kết quả thu được tại Hội thảo này sẽ là một đóng góp rất có ý nghĩa cho việc hoạch định đường lối phát triển, trên phương diện quốc gia cũng như đối với các địa phương.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:
 
 
 
 
svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL