Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 568
Ngày Vu Lan - ngày báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương.
Lượt đọc: 91919Thời gian: 11:11 - 27/08/2015

(VHH) - Hơn 2.000 năm qua kể từ khi có mặt trên đất Việt, Phật giáo đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Ngày Vu Lan - một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam.

Cứ đến rằm tháng Bảy âm lịch, nhiều người dân Thừa Thiên Huế lại lên chùa dự các lễ cầu an, thể hiện lòng hiếu kính, yêu thương đối với những đấng sinh thành ra mình. Với ý nghĩa cao đẹp, Ngày Vu Lan - ngày báo hiếu cha mẹ, để tìm về nguồn cội yêu thương, với truyền thống lâu đời của người Việt đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa tâm linh của mỗi người...

Quang cảnh ngày Vu Lan ở Huế có nét đặc biệt riêng. Những thiện nam, tín nữ trong ngày ấy ăn mặc lễ phục, thường là áo dài màu lam, thể hiện cho tín đồ bằng hình thức phong tục đó là: gắn hoa hồng, hoa trắng vào túi áo những người còn sống để tưởng nhớ đến cha mẹ (một hình thức phong tục Nhật). Hễ cha mẹ còn sống thì gắn hoa hồng, nếu cha mẹ qua đời thì gắn hoa trắng. Từ các nẻo đường lên đàn Nam Giao, ở trên trục chính này có nhiều chùa lớn như Bảo Quốc, Từ Đàm, Thiên Minh, Vạn Phước, Sư Nữ… Cũng từ con đường chính này dẫn lên xa hơn là các ngôi cổ tự nổi tiếng khác như Huyền Tôn, Tây Thiên, Trúc Lâm, Từ Hiếu, Kim Tiên…và hơn trăm ngôi chùa cách trung tâm Huế vài cây số là nơi các tín đồ Phật tử đến hành lễ trong ngày báo hiếu.

Trong ngày Vu Lan, nghi thức thông thường là thầy chủ lễ tụng niệm, đọc kinh. Các tín đồ quỳ lạy theo từng tiết lễ. Nếu một đoàn thể đến chùa hành lễ thì thầy chủ lễ, sau các nghi lễ ban đầu, cho phép toàn thành viên đọc kinh báo hiếu. Sau phần lễ chính thức, thì thầy chủ lễ nói về ý nghĩa Vu Lan, nhắc nhở các thành viên báo đáp công ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể.

Tổ chức ngày Lễ Vu Lan, đây là nét văn hóa đạo đức hiếu hạnh của đạo Phật, trở thành giây phút thiêng liêng để mỗi người con sống chậm lại trong sự xô bồ của cuộc sống hằng ngày. Đây cũng là dịp để nhắc nhở những người con, nhất là các thanh thiếu niên, nhi đồng biết rõ công ơn to lớn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Ngày Lễ thường được tổ chức vào ngày 14 và 15/7 - Âm lịch, là tên gọi khác của ngày Rằm tháng Bảy.

TP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL