Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 11.528
Giáo dục lòng yêu nước qua dòng nhạc cách mạng
Lượt đọc: 7682Thời gian: 15:24 - 04/05/2020

(VHH) - Ngày nay, có rất nhiều kênh thông tin giải trí đa dạng với nhiều thể loại. Thế nhưng dòng âm nhạc cách mạng vẫn luôn có sức thu hút, lan tỏa đến đông đảo người yêu âm nhạc trên cả nước. Thông qua dòng nhạc này, các địa phương, đơn vị đã xây dựng được kênh tuyên truyền giáo dục lòng yêu nước đến quần chúng nhân dân một cách hiệu quả.

Trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, các nhạc sỹ bằng cả tấm lòng của người con đất Việt đã cho ra đời những tác phẩm âm nhạc vượt qua thời gian, không gian, đi sâu vào tiềm thức của mỗi người. Chỉ là những giai điệu âm nhạc, lúc trầm, lúc bổng có lúc hùng hồn, thôi thúc, tự hào... thế nhưng nó như tái hiện cả một quá trình đấu tranh và bảo vệ đất nước Việt Nam.

Dòng ca khúc cách mạng không chỉ đơn thuần là âm nhạc mà nó còn ghi lại dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc bằng loại hình nghệ thuật âm nhạc độc đáo, mang tính đại chúng, giai điệu dễ làm rung động lòng người, bằng những ca từ đơn giản, những âm hưởng và giai điệu có sức lan tỏa và truyền cảm lớn. Hay nói cách khác, đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, sự kiên cường của nhân dân ta, đã được các nhạc sỹ “ký sự” bằng âm thanh, bằng giai điệu và những giai điệu ấy cũng sống mãi với thời gian như tinh thần yêu nước, bất khuất của con người Việt Nam vậy.

Với tôi cũng như đông đảo người dân Việt Nam, nhất là những thế hệ trẻ, ca khúc cách mạng là “Cuốn sách lịch sử bằng âm thanh, là những thướt phim tài liệu về tinh thần bất diệt” theo những trận đánh, những chiến dịch chiến thắng oai hùng, vĩ đại mà quân và dân Việt Nam và các nhạc sỹ, những chiến sỹ trên mặt trận hào hùng năm ấy đã viết lại.

Từ nhỏ, tôi và những người bạn trong xóm ở quê đã thích nghe những ca khúc cách mạng qua hệ thống Đài Phát thanh của Hợp tác xã. Tôi vẫn nhớ như in trong tâm khảm của mình, mỗi sáng từ rất sớm tiếng nhạc hiệu của Đài tiếng nói Việt Nam vang lên, sau đó là những ca khúc cách mạng được các ca sỹ  Kiều Hưng, Quang Thọ, Lê Dung, Hồng Ngát, Minh Tâm,Thu Hiền, và tốp ca của Đài Tiếng nói Việt Nam qua các ca khúc như: Chiến đấu vì độc lập tự do, Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh, 19 tháng Tám, Dậy mà đi, Chiếc gậy Trường Sơn, Chiếc áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Giải phóng Điện Biên, Anh Ba Hưng, Cô gái mở đường, Bác Hồ là niềm tin tất thắng, Chúng con canh giấc ngủ của Người... và rất nhiều, rất nhiều ca khúc khác của của các nhạc sỹ: Phạm Tuyên, Hoàng Hà, Văn Cao, Đỗ Nhuận ... những giai điệu hùng hồn, tự hào, xen lẫn trữ tình, lãng mạn của tình yêu đôi lứa trong thời chiến, vừa diễn tả sự bi, tráng của chiến tranh, tình đồng đội đồng chí như một bản tình ca bất hủ, in đậm vào tuổi thơ chúng tôi, lớn lên cùng với sự biết ơn, lòng kính trọng với những anh hùng đã ngã xuống cho tổ quốc bình yên.

Nhạc Cách mạng cứ thế sống mãi theo năm tháng, theo cuộc sống thường ngày của tôi và của bạn bè tôi, đó cũng là những giai điệu giúp chúng tôi những người trẻ sống trong thời bình, cảm nhận được, hiểu được và thấy được lịch sử oai hùng của cha ông mình một cách sâu sắc nhất.

Nghe và cảm nhận ca khúc cách mạng chính là sự giáo dục lòng yêu nước, bởi nó đưa chúng ta đến với những cảm xúc thiêng liêng nhất của một người con Việt Nam. Thông qua các giai điệu âm nhạc ấy, ta tri ân và tôn trọng hơn những mất mát, hy sinh của bao thế hệ đi trước, những nổi đau của sự chia ly, niềm vui của chiến thắng, của sự đoàn tụ, tất cả, tất cả đã được các nhạc sỹ tài hoa của chúng ta khắc họa bằng âm nhạc. Sự chuyển tải các câu chuyện, các đề tài trong các ca khúc cách mạng luôn được công chúng đón nhận, từ người già đến các thế hệ thanh, thiếu niên. Bởi trong các giai điệu ấy là hình bóng quê nhà, là tình yêu thiêng liêng với quê hương, đất nước, là niềm tự hào mà không phải người dân của đất nước nào cũng có được.

Khi ngha các ca khúc cách mạng, trong mỗi chúng ta sẽ cùng sống lại không khí đấu tranh anh dũng của cả dân tộc Việt Nam qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, cùng ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, cùng hướng về vị lãnh tụ kính yêu, cùng tưởng nhớ các mẹ, các chị, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc, được các ca sĩ  thể hiện bằng cả tấm lòng kính trọng của mình. Ca khúc cách mạng là nhân chứng sống cùng thời gian, cùng kể chuyện của dân tộc mình cho thế hệ con cháu mai sau, cùng tự hào, cùng phấn đấu và xây dựng đất nước, cùng gìn giữ một Việt Nam tươi đẹp hơn.

Thanh Thúy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL