Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 11.516
Hội thảo khoa học chủ đề “Kinh đô Huế thế kỷ XIX”
Lượt đọc: 8929Thời gian: 11:11 - 10/06/2020

(VHH) - Sáng nay (10/6), tại khách sạn Midtown Huế, Hội khoa học lịch sử tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Đến tham dự Hội thảo có: đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; đ/c Phan Thiên Định - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Dung - Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đ/c Nguyễn Ngọc Phương - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đ/c Nguyễn Duy Cường - Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy; đ/c Dương Đình Luân - Phó Chủ tịch UBMT tổ quốc Việt Nam tỉnh. Cùng dự có đại diện Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, các ban trực thuộc Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; các nhà nghiên cứu, nhà khoa học...

PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phát biểu bế mạc Hội thảo

Điều hành Hội thảo có PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế; TS Phan Thanh Hải - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh; TS Phan Tiến Dũng - Thường Vụ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế.

Kinh đô Huế thế kỷ XIX là nơi hội tụ đỉnh cao quyền lực của nền quân chủ Việt Nam. Triều Nguyễn đã kế thừa đô thành Phú Xuân vào giai đoạn các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và mở rộng toàn cõi đất Đàng Trong vào năm 1757. Vua Gia Long xây dựng Kinh đô Huế cũng dựa trên thành quả Nguyễn Huệ và nghĩa Quân Tây Sơn xóa bỏ Đàng Trong - Đàng ngoài vào mùa hè năm 1786 và tiếp đó đánh bại quân Thanh vào đầu năm 1789. Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn đánh dấu thời phục hưng văn hóa dân tộc và sức mạnh quyền lực quốc gia sau khi đánh bại quân Xiêm và Thanh.

Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phát biểu tại Hội thảo

Kế thừa thành tựu xây dựng Kinh đô Phú Xuân thời Tây Sơn, vua Gia Long vẫn chọn Huế làm Kinh đô trên nền tảng lãnh thổ và chính quyền đã thống nhất, chủ quyền biên giới và biển đảo từ đó được cũng cố, giữ vững; bộ máy quản lý nhà nước và dân sinh không ngừng hoàn thiện và nâng cao, văn hóa dân tộc và giáo dục được chăm lo, phát triển. Đây cũng là nơi được xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới mang tầm quốc gia và tiếp thu nhiều thành tựu về kiến trúc thành lũy và cung điện của thế giới, bao gồm kinh thành, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền... với cảnh quan kỳ thú; tạo cho Huế một phong cách kiến trúc đặc sắc, một nền văn hóa độc đáo bao gồm ẩm thực, trang phục, nhà cửa, âm nhạc, sân khấu, lễ hội, nếp sống và tín ngưỡng...

Di sản Kinh đô Huế thế kỷ XIX đã trở thành di sản văn hóa Thế giới với đa dạng các thể loại: vật thể (Quần thể di tích Cố đô Huế), phi vật thể (Nhã nhạc cung đình), ký ức (Châu bản, Mộc Bản, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế). Đó là niềm tự hào không những đối với nhân dân Thừa Thiên Huế mà là của cả nước và nhân loại. Nghiên cứu để làm sáng tỏ diện mạo, đặc điểm, vị thế của kinh đô Huế trong thế kỷ XIX là nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra đối với Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị: “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh…”

Với chủ đề “Kinh đô Huế thế kỷ XIX” đây là hội thảo đầu tiên. Hội thảo đã đón nhận nhiều công bố mới về lịch sử, kiến trúc, văn hóa, văn học, nghệ thuật của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Tham gia viết và thảo luận về Kinh đô Huế tại Hội thảo lần này, có 29 tác giải viết bài tham luận, trong đó có 21 bài được chọn để biên tập và in trong kỷ yếu Hội thảo. Các tham luận này đã trở thành tài liệu hội thảo có giá trị không chỉ là một thành tựu về khoa học, đánh dấu một di sản văn hóa đồ sộ mang bản sắc riêng qua những giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Đây cũng là động thái tích cực, là luận chứng để góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế như Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra và chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế sắp tới.

Khẳng định giá trị lịch sử văn hóa Kinh đô Huế trong thế kỷ XIX và ý nghĩa của công tác bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa Huế, tại Hội thảo lần này, Tiến sĩ Phan Thanh Hải - TUV, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã trình bày bài viết “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố Di sản đặc thù của Việt Nam”, trong đó nội dung nhấn mạnh: “Cố đô Huế là một trong những đô thị có quỹ kiến trúc di sản giàu có nhất không chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Vì vậy, Thừa Thiên Huế xứng đáng để xây dựng trở thành một thành phố/đô thị di sản đặc thù, trực thuộc Trung ương (hay thành phố di sản quốc gia) và đây là một yếu tố cơ bản thể hiện các giá trị đặc trưng di sản văn hóa, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản cấp quốc gia” theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị đã đề ra.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL