Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 2.277
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2020
Lượt đọc: 5356Thời gian: 14:35 - 26/11/2020

VHH - Sáng ngày 26/11, tại thị xã Hương Trà, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp UBND thị xã tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2020.

Đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh đã tham dự lễ phát động.

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến 15/12) năm nay, với chủ đề: “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em” được xem là một chiến dịch truyền thông cao và Lễ phát động là hoạt động khởi đầu của rất nhiều hoạt động, đòi hỏi sự tham gia, phối hợp của các ngành, các cấp, của toàn xã hội cùng hành động để thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em...

Trong thời gian qua, những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ đã mang lại nhiều thành tựu được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Ở Thừa Thiên Huế, được sự quan tâm, hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân nên các chỉ tiêu bình đẳng giới (14/21 chỉ tiêu) về: giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa, thông tin... đã đạt và vượt mức so với chiến lược, kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, cùng với cả nước, bên cạnh những thành tựu đạt được, Thừa Thiên Huế vẫn còn tồn tại một sô vấn đề gây trở ngại cho công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, mà bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là một trong những trở ngại lớn trong quá trình tiến tới bình đẳng giới, trong đó, bạo lực gia đình là phổ biến. Bạo lực gia đình diễn ra hàng ngày dưới nhiều hình thức, bất kể nạn nhân thuộc dân tộc nào, vị thế kinh tế - xã hội ra sao, hay đang sống ở đâu. Bạo lực xảy ra liên thế hệ và những thiệt hại kinh tế do bạo lực gây ra đối với gia đình, cộng đồng và quốc gia là đáng kể. Theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019: Cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (chiếm 62,9%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực về thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như bị kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua). Phụ nữ bị chồng bạo lực nhiều hơn so với việc bị người khác bạo lực. Cứ 10 phụ nữ thì có 01 người trải qua bạo lực thể xác từ khi 15 tuổi do người khác gây ra. Khi phụ nữ bị bạo lực thể xác do người khác không phải là chồng gây ra, người gây bạo lực chủ yếu là thành viên nam trong gia đình (60,6%). Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực thể xác và/hoặc tình dục do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền. Trẻ em cũng là nạn nhân khi sống trong môi trường bạo lực. Trong số phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác, 61,4% cho biết con cái họ đã từng chứng kiến hoặc nghe thấy bạo lực. Phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục nói rằng con cái họ (5-12 tuổi) thường có các vấn đề về hành vi. Bạo lực đối với phụ nữ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ. Ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gây ra cho nền kinh tế Việt Nam tương đương với 1,8% GDP...

 Bạo lực đối với phụ nữ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhân phẩm, sự an toàn của phụ nữ, cản trở sự thăng tiến xã hội và làm giảm năng suất lao động. Mặc dù mức độ phổ biến của bạo lực trong xã hội là khá cao, nhưng bạo lực đối với phụ nữ vẫn ẩn khuất và trầm lắng trong xã hội Việt Nam.

Một xã hội không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em là một xã hội bình đẳng, phát triển toàn diện. Và thực hiện bình đẳng giới chính là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Thu Mỹ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL