Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 6.669
Hội nghị lấy ý kiến hồ sơ đề nghị Lễ hội Aza Koonh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lượt đọc: 11013Thời gian: 16:18 - 24/01/2019

(VHH) - Sáng ngày 22/01/2019, tại huyện A Lưới, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia tại Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các nhà khoa học, người dân về hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội Aza Koonh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Aza Koonh của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi tại huyện miền núi A Lưới là lễ hội truyền thống văn hóa đặc sặc, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân. Cứ vào tháng 11 âm lịch hàng năm, lễ hội được tổ chức rộn ràng khắp mọi bản làng, cầu mưa thuận gió hòa, cảm ơn các vị thần linh một vụ mùa bội thu, đồng thời báo hiệu cho việc chuẩn bị một vụ mùa mới của cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong hệ thống nghi lễ cúng tế gắn với chu trình canh tác, lễ hội Aza koonh là lễ hội quan trọng nhất, quy mô nhất. Lễ Aza của đồng bào miền núi A Lưới có phần nghi lễ và phần hội. Đối với những năm trước, theo các già làng, lễ vật để dâng lên cúng trong lễ hội Aza Koonh là con trâu. Nhiều năm trở lại đây, thực hiện nếp sống văn hóa và theo tinh thần của ngành văn hóa, lễ Aza Koonh không còn đâm trâu để cúng Giàng nữa, thay vào đó là dâng lễ bằng con dê. Ngoài ra, các gia đình và họ tộc trong làng cũng dâng lên nhiều lễ vật như: gà, cá suối, gạo nếp than, ngô, khoai sắn, chuối, bí ngô, cau trầu… chính là những cây trồng vật nuôi mà người dân sản xuất được. Trong ngày diễn ra lễ hội các cổng lành đều dõ bỏ các hiệu cấm, các thần linh và khách mời được phép vào làng vui hội, các bà con tham dự chuẩn bị cho mình những bộ trang phục zèng truyền thống để múa hát, cũng lễ trong ngày Hội. Nghi thức trong lễ Aza Koonh của người Pa Cô có 13 bước, gồm: Lễ tẩy rửa, lễ chuẩn bị, lễ mời mẹ lúa, lễ cúng các vị giống cây trồng, lễ cúng cho Giàng xứ (giàng sông, suối, gió, mây, núi, lửa, đất, đường sá…), lễ cũng những người đã khuất, cúng vị thần che chở khi đi buôn bán, lễ cúng Giàng A Zel, lễ cúng các vị thần ban tặng con người, lễ ăn cơm mới, lễ giao mâm cổ và cuối cùng là nghi lễ tiễn khách và các hoạt động diễn xướng, vui chơi theo phong tục của người dân tộc,...

Với quy mô của một lễ hội lớn giành cho người dân tộc thiểu số vùng núi và mang ý nghĩa nhân văn đối với cộng đồng nơi đây, Lễ hội Aza Koonh đã trở thành nét văn hóa cổ truyền của dân tộc, xây dựng nét đẹp nhân văn giữa con người và con người, với các thế lực siêu nhiên, đặc biệt là thần lúa, cùng các vị thần đã che chở cho họ trong cuộc sống hàng ngày.

Việc tổ chức Hội nghị để nghe các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các già làng, những người có uy tín trong cộng đồng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét công nhận lễ hội Aza Koonh của đồng bào thiểu số huyện A Lưới là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Qua đây nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét văn hóa độc đáo mang sắc thái riêng của người Pa Cô trong bối cảnh hiện nay, đồng thời phục vụ việc truyền dạy cho các thế hệ trẻ hôm nay, xây dựng tình cảm đoàn kết, gắn bó thiên liêng giữa con người với con người, núi rừng của đồng bào dân tộc thiểu số.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL