Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 6.475
Phát triển văn hóa đọc tại các thư viện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Lượt đọc: 64259Thời gian: 21:48 - 30/03/2017

(VHH) - Ngày 15/3/2017, Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển tri thức cho cộng đồng.

Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa ở tầm cao của một dân tộc. Thông qua văn hóa đọc định hướng đọc cho mọi người dân, giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực và sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.  

Mục tiêu chung mà Đề án đưa ra nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Bên cạnh đó, để có những đường lối, chính sách hiệu quả, đề án cũng đưa ra các chỉ tiêu cụ thể như: đến năm 2020, phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 20% - 25% người dân ở khu vực nông thôn, 15% - 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành; 85% người sử dụng thư viện có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.

Đến năm 2030, người dân có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của mọi người dân từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đều có điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận và khai thác thông tin trên sách, báo...

Việc phê duyệt Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần hình thành nền tảng cho việc xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng, là bước cụ thể hóa thực hiện chiến lược phát triển văn hoá của dân tộc đến với mọi người dân. 

TP(Nguồn: Cinet.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL