Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 19.800
Gặp mặt các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh
Lượt đọc: 98804Thời gian: 18:33 - 18/01/2014

         (VP) - Sáng ngày 18/1, tại Hội trường Khách sạn Hương Giang (51, Lê Lợi, thành phố Huế), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh) đã tổ chức buổi "Gặp mặt các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh".

Chủ trì buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Văn Cao - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo; Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo. Tham dự buổi gặp mặt còn có đầy đủ các thành viên trong Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan và gần 100 doanh nghiệp du lịch, dịch vụ tiêu biểu trên địa bàn, bao gồm: Các cơ sở lưu trú từ 1-5 sao; các doanh nghiệp lữ hành; doanh nghiệp vận tải.
Năm 2013, mặc dù gặp phải nhiều nhiều bất lợi như: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn đang còn suy thoái; thiên tai, bão lụt diễn ra liên tiếp; Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài đóng cửa trong 6 tháng để nâng cấp, sửa chữa... nhưng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đạt được sự tăng trưởng đáng kể, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Du lịch Thừa Thiên Huế trong năm 2013 đón 2,6 triệu lượt khách, tăng 2,2% so với cùng kỳ, trong đó khách du lịch quốc tế đạt 905 nghìn lượt, tăng 4,3% và khách du lịch nội địa đạt 1,695 triệu lượt. Trong đó, khách lưu trú đạt 1,785 triệu lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Khách đến tham quan di tích Huế đạt 2,050 triệu lượt. Số ngày khách lưu trú đạt 3,6 triệu lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu du lịch tăng 11,7% so với cùng kỳ. Lần đầu tiên du lịch và dịch vụ đóng góp hơn 50% vào GDP, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển ổn định, đồng thời thông qua du lịch đã quảng bá rộng rãi hình ảnh điểm đến, văn hóa Huế với bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.
 
 
 
Để có được thành quả đó ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xác định mục tiêu, tầm nhìn và đặc biệt đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch; sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế. Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã thể hiện vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp phát triển du lịch của địa phương thông qua việc cam kết và thỏa thuận đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho du khách. Nhiều sản phẩm du lịch đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia và đã đem lại kết quả tốt đẹp.
Buổi gặp mặt đã nhận được rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ chia sẻ, đề xuất với Tỉnh và Ngành như: Trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đề nghị Tỉnh cần có nhiều cơ chế, chính sách thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, dịch vụ; tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí về đêm, tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa lễ hội vào các tháng thấp điểm để thu hút khách; kéo dài thơi gian tổ chức Festival Huế để tạo cơ hội cho nhiều du khách được thưởng thức các hoạt động diễn ra trong Festival; tỉnh cần sớm hoàn thành các dự án chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường huyết mạch nội thị như đường Điện Biên Phủ, Đống Đa, nâng cấp các tuyến đường đến các tuyến điểm tham quan, du tích quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch; cần sớm quy hoạch các điểm đỗ xe hợp lý tại các khu vực tham quan, đặc biệt là tại các khu di tích, địa điểm tham quan; đẩy mạnh công tác chấn chỉnh môi trường du lịch... Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng đã mạnh dạng chỉ ra những điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại Huế như tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhiều doanh nghiệp cố tình hạ giá các sản phẩm du lịch, dịch vụ thấp hơn mặt bằng chung để tranh thị phần; thiếu liên kết, phối hợp, hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh du lịch; chưa chủ động trong công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình...
Phát biểu tại buổi Gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao biểu dương những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp du lịch và dịch vụ, đặc biệt là trong năm 2013 - một năm đầy khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực chung của toàn tỉnh và của ngành du lịch, doanh thu từ du lịch, dịch vụ đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng chí khẳng định, du lịch dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn mà tỉnh ta đang đi là đúng hướng. Để tiếp tục phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn trong những năm tiếp theo, đồng chí đề nghị các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trước hết phải thắt chặt hơn nữa mối liên kết, hợp tác, hỗ trợ cùng nhau phát triển... cạnh tranh lành mạnh, trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Đồng chí đã trả lời thẳng thắn các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ và đề nghị các Sở, Ban, Ngành liên quan cần nghiên cứu, sớm tham mưu UBND tỉnh những giải pháp tháo gỡ phù hợp, xác đáng của các doanh nghiệp liên quan đến Ngành mình quản lý để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hải Lê
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL