Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 7.821
Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa VI chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.
Lượt đọc: 91844Thời gian: 10:22 - 27/07/2015
Đ/c Phan Tiến Dũng, TUV, Giám đốc Sở VH,TT&DL

(VHH) - Kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa VI thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhiều vấn đề quan trọng, được cử tri quan tâm đã được các đại biểu HĐND tỉnh chất vấn trực tiếp UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh.

Sau phần trả lời chất vấn của lãnh đạo ngành NN&PTNT, Đồng chí Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được sự ủy quyền của UBND tỉnh trực tiếp trả lời chất vấn trước Hội đồng một số ý kiến về vấn đề liên quan đến hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua và hướng khắc phục trong thời gian đến.

Về ý kiến của đại biểu Trần Thị Minh Nguyệt, Phó Trưởng ban Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chất vấn: Hiện tỉnh ta có 4 Bảo tàng và 2 Nhà trưng bày thuộc sỡ hữu Nhà nước, một Bảo tàng tư nhân. Đa số các Bảo tàng đều có vị trí, qui mô sử dụng hợp lý. Riêng Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh là đang mượn tạm địa chỉ di tích Quốc tử giám vì chưa có trụ sở chính. Hiện nay các Bảo tàng của tỉnh đang gặp khó khăn như: có sự chồng chéo trong hoạt động giữa một số Bảo tàng. Đa số các Bảo tàng thiếu phương tiện bảo quản nên đã xảy ra tình trạng mất cắp cổ vật, hiện vật qúi. Hoạt động dịch vụ, số lượng khách tham quan… còn hạn chế. Đối với Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Nhà trưng bày Điềm Phùng Thị có cơ chế hoạt động, nhân sự khác nhau. Nhằm phát huy hơn nữa hoạt động của hệ thống Bảo tàng, Nhà trưng bày của tỉnh, đề nghị UBND tỉnh cho biết hướng khắc khục trong thời gian đến?

Trả lời chất vấn của đại biểu về hoạt động của hệ thống Bảo tàng, Nhà trưng bày của tỉnh, trình bày những vấn đề bất cập và hướng khắc khục trong thời gian đến. Trang Thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin đăng tải nội dung trả lời chất vấn của đồng chí Phan Tiến Dũng tại kỳ họp:

Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh được thành lập sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Hiện tại, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh đang sử dụng địa điểm di tích Quốc Tử Giám làm nơi trưng bày. Mặc dù đã qua nhiều đợt sửa chữa, chỉnh lý trưng bày nhưng do là di tích nên phải đảm bảo nguyên trạng, không cải tạo, xây dựng mới. Vì vậy, vẫn chưa đảm bảo tính chất, yêu cầu của một bảo tàng có khối lượng hiện vật lớn. Các bảo tàng khác tuy được chú trọng đầu tư, trùng tu, chỉnh trang nhưng phương tiện trưng bày, bảo quản vẫn còn hạn chế về diện tích, phương tiện trang thiết bị và cả số lượng nhân lực phục vụ. Hằng năm, mỗi bảo tàng ở Huế đón trung bình từ 100.000 - 120.000 lượt khách trở lên.

Tuy nhiên, hệ thống bảo tàng tỉnh có số khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động: Hầu hết hệ thống cơ sở vật chất, kho bảo quản tại các bảo tàng, nhà trưng bày do diện tích chật hẹp,trong khi đó khối lượng hiện vật quá lớn, tận dụng những thiết chế cũ nên không an toàn, xảy ra tình trạng ẩm thấp, không đáp ứng các yêu cầu về bảo quản tư liệu, hiện vật theo quy định chung. So với các giá trị của Bảo tàng, Nhà trưng bày và giá trị hiện vật thì nguồn khách đến tham quan các bảo tàng tại Huế còn ít, đây cũng là bài toán khó không chỉ của Thừa Thiên Huế mà còn là cả nước.

Việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng về lựa chọn địa điểm và nguồn kinh phí đầu tư, ban đầu quy hoạch ở Bắc Ngự Bình, tuy nhiên vị trí này xa với trung tâm thành phố, khách tham quan khó tiếp cận, việc phục vụ các chương trình giáo dục sẽ không thuận lợi, hiện đang nghiên cứu để có địa điểm phù hợp và UBND tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020.

Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng được thành lập năm 2006, là mô hình liên kết giữa nhà nước và tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, là một trung tâm trưng bày các tác phẩm mỹ thuật độc đáo, được đánh giá là thuộc loại sang trọng nhất ở Việt Nam. Theo thỏa thuận giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và họa sỹ Lê Bá Đảng, tỉnh đã thực hiện đúng các yêu cầu. Tuy nhiên, về mô hình quản lý, đây là loại hình đầu tiên ở nước ta, bên cạnh đó tác giả quá lớn tuổi lại sinh sống ở nước ngoài nên quá trình tổ chức hoạt động, nhất là về tài chính, các nguồn tài trợ, nguồn thu từ bán vé ít ỏi, hằng năm tỉnh phải cấp toàn bộ kinh phí để trả lương và hoạt động chuyên môn. Nhà trưng bày Tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị được chuyển giao cho Sở VH,TT&DL từ năm 2006. Hiện nay, có 6 nhân viên, nhưng sử dụng các viên chức hiện có của Văn phòng Sở. Do không có biên chế tăng cường nên phải kiêm nhiệm, vì vậy gặp khó khăn trong việc quản lý và tổ chức hoạt động.

Nhằm phát huy các hoạt động bảo tàng, sắp tới UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp: Tập trung các điều kiện để đổi mới các nội dung trưng bày, nhất là nghiên cứu đưa các sưu tập có giá trị, tạo sự hấp dẫn thu hút khách tham quan; Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp du lịch nhằm tiếp thu các ý kiến đóng góp, nối kết để tăng lượng khách đến bảo tàng, nhà trưng bày, xuất bản các tài liệu, chú trọng tiếng nước ngoài để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá về các điểm đến; Xây dựng các cơ chế hoạt động bảo tàng đảm bảo tính tích cực. Trước mắt, nghiên cứu các trung tâm có loại hình gần về nghệ thuật để hình thành bộ máy quản lý hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể để đầu tư kinh phí đối với các phương tiện cần thiết nhằm bảo quản, bảo vệ tốt hiện vật.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL