Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 6.386
Ngày 30/12: Chính thức tiếp nhận bàn giao Trung tâm Văn hóa Huyền Trân
Lượt đọc: 96073Thời gian: 10:03 - 28/12/2016

(VHH) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại Quyết định số 2198/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 về việc chuyển giao chức năng quản lý Trung tâm Văn hóa Huyền Trân; chiều ngày 30/12/2016, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang tổ chức lễ bàn giao Trung tâm Văn hóa Huyền Trân cho Sở Văn hóa và Thể thao quản lý, khai thác và phát huy giá trị.

Nằm cách thành phố Huế khoảng 7km về phía tây, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân tọa lạc trên diện tích rộng hơn 28ha. Nơi đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa, tâm linh, mà còn là điểm du lịch lịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang bờ cõi của đất nước vào thời nhà Trần, thế kỷ 14.

Trung tâm Văn hóa Huyền Trân là một cụm quần thể kiến trúc truyền thống, bốn bề là đồi núi trùng điệp, phong cảnh hữu tình, không gian thâm nghiêm, u tịch. Trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Huyền Trân có nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như: Trụ biểu, cổng tam quan, đền thờ Huyền Trân Công chúa với pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngai được đúc bằng đồng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng của phường Đúc, TP Huế cẩn tác. Hậu điện thiết án thờ Đoàn Nhữ Hài, người tương truyền đã soạn biểu giúp gỡ tội cho vua Trần Anh Tông thoát khỏi cơn thịnh nộ của Thượng hoàng Nhân Tông; Tháp chuông Hòa bình cao 7m được dựng trên đỉnh Ngũ Phong với chuông đồng nặng 1,6 tấn, cao 2,16m cũng do các nghệ nhân phường Đúc thực hiện. Trên đường dẫn lên Tháp chuông Hòa Bình, có bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ với nụ cười viên mãn thường trực trên môi...

Ngay sau khi tiếp nhận bàn giao, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ xây dựng Đề án tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, trong đó trước mắt sẽ tổ chức Lễ hội Đền Huyền Trân đầu xuân với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, ý nghĩa, mà cao điểm là trong các ngày Mùng 8 và Mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu. Ngoài các hoạt động lễ nghi, phần hội sẽ có các chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn võ thuật, thư pháp, cờ người, cùng các trò chơi thể thao dân tộc, trưng bày, thao diễn các sản phẩm thủ công truyền thống...

Đây là hoạt động tổ chức thường niên nhằm tri ân bao lớp tiền nhân có công mở mang bờ cõi, luôn thu hút hàng vạn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.

BM
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL