Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 19.763
Đu tiên - một nét đẹp văn hóa làng quê
Lượt đọc: 129316Thời gian: 11:37 - 08/02/2011

        Đu tiên là một trò vui có nguồn gốc từ miền Bắc, được du nhập vào xứ Thuận Hóa từ rất sớm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Ất Tị, năm thứ tám niên hiệu Đại Trị đời Trần Dụ Tông (1363)…, mùa xuân, tháng Giêng, người Chiêm Thành đến bắt dân ở châu Hóa. Hàng năm, cứ đến mùa xuân tháng Giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu ở Bà Dương. Người Chiêm Thành khoảng tháng 12 năm trước, nấp sẵn ở nơi đầu nguồn của châu Hóa, đến khi ấy ụp đến cướp bắt lấy người đem về”.

Chuyện này xảy ra chỉ sau khi người Chiêm cắt đất Ô, Lý cho Đại Việt chưa đầy 60 năm, mà lại thành lệ đến nỗi người Chiêm biết mà phục sẵn chờ bắt người mang về, chứng tỏ trò chơi này rất hấp dẫn dân chúng và được tổ chức thường xuyên ngay từ buổi đầu họ đặt chân đến đây.

Thuở trước, nhiều vùng nông thôn ngoại vi vùng Huế - như Phước Yên, Phò Trạch, đánh đu là một trò chơi phổ biến trong những ngày Tết, được tổ chức từ ngày 26 tháng Chạp và kéo dài cho đến mồng 7 tháng Giêng, với rất nhiều loại cây đu và lối chơi đu khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là hình thức đu đôi, vẫn được gọi là đu tiên, với từng cặp (một nam, một nữ) thanh niên cùng lên đu so tài. Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng ở độ cao xấp xỉ chiều cao giá đu. Người dự cuộc phải đưa cánh đu bay cao, giật cho được chiếc khăn kia, mới được coi là thắng cuộc. Ngoài việc đu cao, họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt, thì mới được tán thưởng, như trong câu ca:

Nhún mình như thể nhún đu.

Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm

Những cuộc đu tiên ở Huế vẫn được tổ chức cho đến trước năm 1945. Tuy nhiên, các tay đu thời nay chủ yếu là nam giới, hiếm khi có nữ giới tham gia, vì phụ nữ Huế lúc ấy đã theo nếp gia phong Nho giáo, khác với phụ nữ thời các chúa Nguyễn, say trò đu tiên đến độ bị người Chămpa đến rình bắt mà không hay biết. Do đấy, tính chất lãng mạn, quyến rũ của trò đu tiên đã phôi pha dần.

Lễ hội đu tiên xuân Tân Mão ở Huế được tổ chức sôi động ở nhiều địa phương Phong Điền và Quảng Điền từ ngày mùng 2 đến mùng 7 tháng Giêng.

TL
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL