Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 3.727
Hội thảo “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng, các lễ hội truyền thống; phát huy vai trò văn hoá cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị”
Lượt đọc: 3083Thời gian: 16:17 - 25/12/2023

Chiều ngày 22/12/2023, tại Hội trường Sở Văn hóa và Thể thao đã diễn ra Hội thảo “Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian, văn hoá làng, các lễ hội truyền thống; phát huy vai trò văn hoá cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị”. Đến dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thành Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chí Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí.

Phong trào xây dựng làng văn hóa là một trong những phong trào quan trọng của phong trào lớn, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần các Nghị quyết của Trung ương về văn hoá giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Thông qua thực hiện phong trào đã góp phần lớn cho việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá làng, văn hoá dòng họ và các giá trị văn hoá tốt đẹp của mỗi địa phương trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, cho biết Thừa Thiên Huế tự hào là vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc; là miền đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ các yếu tố từ văn hóa dân gian, làng xã, lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng cho đến cung đình, đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong quá trình tiếp biến, phát triển đó, văn hóa cơ sở mà nền tảng văn hóa dân gian, văn hóa làng, các lễ hội truyền thống là yếu tố nội sinh, phát triển trong đa dạng các thành tố văn hóa để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử mà trong giai đoạn hiện nay là sức sống quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị, gắn với Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Đồng chí đã đánh giá cao nỗ lực tích cực của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân toàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì thế đề nghị các địa phương, các ngành liên quan cần đưa ra những giải pháp thiết thực hơn trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị. Trong đó, chú trọng các biện pháp xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng; xây dựng, bảo tồn phong tục tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc; xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình nông thôn và đô thị; làm rõ đặc trưng để triển khai vận dụng thực hiện xây dựng gia đình văn hóa và con người trong xã hội phát triển; tiếp thu những tinh hoa văn hóa để xây dựng nông thôn mới, lối sống, nếp sống văn minh đô thị.

Tại hội thảo, các đại biểu đã có những tham luận về thiết chế văn hóa ở cơ sở; Tết Nguyên đán và tập tục tín ngưỡng truyền thống của dân tộc; Nghiên cứu và phát huy văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa hiện nay ở Thừa Thiên Huế; Giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian, văn hóa làng, các lễ hội truyền thống; phát huy vai trò văn hóa cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, nếp sống văn minh đô thị vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL