Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 16.351
Tiếp tục số hóa tư liệu Hán - Nôm tại các thôn, họ tộc, tư gia trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lượt đọc: 25978Thời gian: 17:42 - 23/10/2021

(TVH) - Ngày 22/10, Đoàn công tác của Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương thôn Bao La xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền tổ chức Lễ khai mở Hòm bộ sắc phong số hóa các tư liệu Hán - Nôm quý đang lưu giữ tại các dòng tộc họ, tư gia...

Được biết, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán - Nôm quý giá có từ thời Lê đến thời Nguyễn, đa phần được lưu giữ trong các thôn, họ tộc, tư gia các gia đình hoàng tộc triều Nguyễn. Ngoài một số thất lạc, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai, đã có không ít tài liệu Hán - Nôm quý bị mối mọt hủy hoại do không có điều kiện bảo quản.

Việc số hóa những tư liệu Hán - Nôm quý gồm: sắc phong, chế phong, gia phả, văn tế, bằng cấp, địa bạ… bị hư hỏng còn lưu giữ trong các tư gia, dòng họ là hoạt động để gìn giữ và bảo tồn nguồn tư liệu quý hiếm được lưu trữ tại mỗi làng, tư gia; đồng thời nhằm hoàn thành kế hoạch sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tài liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2024 (theo Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện).

Xác định tầm quan trọng, ý nghĩa của các nguồn tài liệu quý và tính cấp thiết phải thực hiện sưu tầm, số hóa tư liệu Hán - Nôm tại các làng, dòng họ, tư gia đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, đồng thời hạn chế tối đa các tài liệu quý theo thời gian bị mục nát, hư hỏng nghiêm trọng; tập trung vốn tài liệu quý để bảo tồn, phát huy theo quy định. Sau gần 13 năm (2009 - 2021), Thư viện Tổng hợp tỉnh sưu tầm, số hóa tại tại 14 phủ đệ, 164 làng, đền thờ, nhà vườn, hơn 610 họ tộc trên địa bàn tỉnh; trong đó đã sưu tầm, số hóa trên 300 ngàn trang tài liệu Hán - Nôm có giá trị, ý nghĩa lịch sử. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 150 làng chưa triển khai khảo sát, sưu tầm, số hóa. Việc triển khai số hóa các tài liệu quý này trong thời gian qua cũng đã được Lãnh đạo Thư viện và cán bộ chuyên môn các phòng tại Thư viện chú trọng và đẩy nhanh thực hiện ngay sau khi kiểm soát tốt dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Nguồn tại liệu này, sau khi số hóa, tuyển dịch sẽ được lưu giữ tập trung, đồng thời cung cấp phản hồi thông tin cho các dòng họ để tiếp tục cập nhật lưu giữ; tiếp tục bổ sung nguồn tài liệu theo đúng quy định trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương.

Tại hoạt động số hóa tài liệu Hán - Nôm diễn ra vào sáng ngày 22/10/2021 tại Thôn Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã phối hợp với Chính quyền xã, thôn đã mở hòm bộ sắc phong các tài liệu Hán - Nôm quý của 7 dòng họ trong thôn để thực hiện số hóa (số trang tài liệu số hóa khoảng gần 1000 trang) gồm sắc phong, văn bản địa chính, văn tế, văn cúng, hương ước đang được lưu giữ tại đây.

Trong thời gian tới, Thư viện sẽ tiếp tục ưu tiên triển khai số hóa tại một số làng tại các xã trên địa bàn tỉnh có nhiều tài liệu Hán - Nôm quý hiếm; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, nâng cao hoạt động bảo tồn di sản Hán-Nôm cho các họ tộc, làng, xã nói riêng, nhân dân nói chung và đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên về sự nghiệp bảo tồn di sản Hán-Nôm, một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn, góp phần tích cực vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa, giữ gìn và phát triển nền văn hóa đất nước, quê hương đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, Thư viện cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để bảo quản, lưu trữ và phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhiều đối tượng độc giả, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc nói chung, di sản văn hóa Huế nói riêng.

thuvien.thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL