Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 18.647
Nhà văn hóa xã Quảng Thọ, một mô hình hoạt động hiệu quả cần nhân rộng
Lượt đọc: 107033Thời gian: 15:50 - 03/10/2014

(VHH) - Xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa làng (thôn, bản) phục vụ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới là yêu cầu cấp thiết được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, một yêu cầu đặt ra cho hầu hết các địalàm sao quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, không để lãng phí, xuống các thiết chế hiện có. Thực tế cho thấy, trong tổng số 42 nhà văn hóa xã (thống kê đến cuối năm 2013) hiện có trên địa bàn tỉnh, nhà văn hóa xã Quảng Thọ huyện Quảng Điền được xem là một mô hình về tổ chức hoạt động hiệu quả cần nhân rộng.

Nhà văn hóa xã Quảng Thọ được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2011 trên tổng diện tích quy hoạch 15.000 mét vuông, trong đó diện tích hoạt động trong nhà 520 mét vuông, diện tích hoạt động ngoài trời 2.500 mét vuông. Theo quyết định của UBND xã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhà văn hóa xã, trong đó đã quy định những nội dung, điều khoản cụ thể về mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ sinh hoạt, cơ sở vật chất và mối quan hệ của nhà văn hóa xã. Đối với tổ chức bộ máy và chế độ sinh hoạt, nhà văn hóa xã biên chế Ban quản lý gồm 01 trưởng ban và 02 thành viên. Trưởng ban quản lý là Ủy viên UBND xã phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội; thành viên ban quản lý là cán bộ phụ trách văn hóa - thông tin trực thuộc Ban văn hóa - xã hội xã. Nhiệm vụ của trưởng ban quản lý nhà văn hóa xã được quy định rõ: Hàng năm chủ động tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của nhà văn hóa trên cơ sở kế hoạch hoạt động về lĩnh vực văn hóa xã hội của UBND xã và kế hoạch của ngành văn hóa thông tin huyện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã về công tác tổ chức điều hành các hoạt động của nhà văn hóa xã; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của nhà văn hóa; tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động của nhà văn hóa theo các quy định của pháp luật và của UBND xã...

Anh Trần Trọng Quân, người trực tiếp quản lý, khai thác nhà văn hóa xã Quảng Thọ cho biết: Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trung bình mỗi năm tại nhà văn hóa xã có khoảng 60 hoạt động, gồm: Hội thảo, hội nghị, tập huấn, văn nghệ,... Con số này được ghi chép cẩn thận từ cuốn sổ gọi là “nhật ký hoạt động nhà văn hóa xã”. Ngoài ra, tại nhà văn hóa xã có các Câu lạc bộ hoạt động thường xuyên như: CLB dinh dưỡng của người cao tuổi, CLB võ Karate. Nguồn thu từ việc cho thuê hội trường được nộp vào ngân sách, khi cần sửa chữa, xây dựng, Ban quản lý có tờ trình để UBND xã trích kinh phí sử dụng. Vừa qua, xã đã đầu tư 30 triệu đồng hoàn thiện phần trang trí khánh tiết ở hội trường. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914-01/01/2014), Hội liên hiệp Thanh niên các huyện, thị xã đã tặng 10 ghế đá đặt tại nhà văn hóa xã. Khuôn viên nhà văn hóa xã cũng đã được trồng cây bóng mát, cây cảnh tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Theo quyết định của UBND xã, Ban quản lý nhà văn hóa xã gồm ba người nhưng hiện trong biên chế chỉ có hai người, xã đang hợp đồng một cán bộ văn hóa thông tin trực tiếp làm việc tại nhà văn hóa và những việc liên quan công tác thông tin, tuyên truyền và cổ động trực quan. Nhìn chung, việc chấp hành quy định tổ chức hoạt động ở nhà văn hóa xã Quảng Thọ rất nghiêm túc. Chế độ báo cáo kết quả cũng như phương hướng hoạt động hàng tháng, hàng quý trước UBND xã được Ban quản lý thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, với vị trí thuận lợi và đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ nên hoạt động diễn ra ở nhà văn hóa xã khá phong phú và thường xuyên. Không chỉ nhu cầu của nhân dân, các ban, ngành, đoàn thể trong xã mà cả ngoài xã, những địa phương lân cận và các ngành cấp trên thường sử dụng nhà văn hóa xã để tổ chức các hoạt động.

Qua khảo sát thực tế của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, phần lớn nhà văn hóa xã hiện có trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, thiếu chủ động và một số đang xuống cấp công trình. Tìm hiểu thực trạng này chúng tôi nhận được sự giải bày từ lãnh đạo Phòng Văn hóa Thông tin một số huyện, thị xã cho rằng, ở địa phương, cơ sở không có người, thiếu kinh phí để vận hành nhà văn hóa. Qua trao đổi với chủ tịch UBND một số xã có nhà văn hóa vừa xây dựng xong từ kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới ở Nam Đông như Hương Giang, Hương Hòa về việc thành lập ban quản lý nhà văn hóa và kế hoạch tổ chức hoạt động của nhà văn hóa xã thì được biết: Nhà văn hóa xã Hương Hòa hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm 2014, đã thành lập được Ban chủ nhiệm, có kế hoạch hoạt động. Nhà văn hóa Hương Giang hoàn thành cuối năm 2013. Ở đây nhà văn hóa bước đầu phục vụ sinh hoạt hội họp của UBND, Mặt trận và các đoàn thể xã. Việc mở rộng dịch vụ phục vụ các tổ chức, cá nhân khác chưa thực hiện được. Do mới đưa vào sử dụng nên khó xác định được hiệu quả.

Những nhà văn hóa xã được đầu tư xây dựng gần đây, đặc biệt là trong chương trình xây dựng nông thôn mới có kinh phí mỗi công trình 3 đến 4 tỷ đồng. Để phát huy tối đa công năng, tránh lãng phí công trình, các địa phương cần có cơ chế quản lý, điều hành hoạt động một cách hiệu quả. Ngoài các hoạt động hội họp, vui chơi giải trí, về lâu dài các địa phương cần tận dụng công trình làm nơi tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn; sử dụng nhà văn hóa vào việc cho thuê để tổ chức các tiệc cưới, hỏi, liên hoan nhằm thu phí hoạt động, duy tu bảo dưỡng công trình. Các địa phương cần thành lập ban quản lý, bảo vệ công trình nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài và hiệu quả. Trước mắt, cần tham khảo mô hình của nhà văn hóa xã Quảng Thọ để vận hành, khai thác nhà văn hóa xã. Theo mô hình này, bộ máy Ban quản lý không cồng kềnh lắm (03 người). Người phụ trách nhà văn hóa phải tâm huyết, nhiệt tình với công việc đồng thời có sự quan tâm hỗ trợ thích đáng của UBND xã thì sẽ khai thác, sử dụng nhà văn hóa có hiệu quả.

Hữu Uy
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL