Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 16.060
Những tin vui cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Thừa Thiên Huế
Lượt đọc: 24697Thời gian: 22:33 - 19/09/2021

(VTH) - Trung tuần tháng 9 vừa qua, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của cố đô Huế liên tục được đón nhận những tin vui: Ngày 14/9, Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định số 2281/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030”; ngày 16/9, Đề án “Văn hóa Huế - Con người Huế, Bảo tồn và phát triển” lại được phê duyệt bằng Quyết định số 2298/QĐ-UBND; và mới đây nhất, ngày 18/9, Sở Khoa học và Công nghệ thừa ủy quyền của UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị thống nhất thông qua việc giao trực tiếp Nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế” cho Sở Văn hóa và Thể thao.

Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2025, định hướng đến 2030”sẽ triển khai trong 5 năm với mức đầu tư 7,8 tỷ đồng với các mục tiêu:

“Giai đoạn 2021-2025 phấn đấu có 1 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT). Tổ chức 29 trại sáng tác VHNT, 27 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 11 cuộc hội thảo VHNT, 3 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 2 tác phẩm dịch thuật… Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các liên hoan, cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 02 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2021. Thành lập và duy trì hoạt động 10 câu lạc bộ, Chi hội VHNT tại các huyện, thị xã, thành phố.

Nguồn ảnh: https://hopa.vn

Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu có 1 tác phẩm xuất sắc được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Tổ chức 30 trại sáng tác VHNT, 30 chương trình quảng bá tác phẩm VHNT, 10 cuộc hội thảo VHNT, 3 cuộc thi sáng tác trẻ, 5 chương trình tập huấn tổ chức hoạt động VHNT, xuất bản 02 tác phẩm dịch thuật… Có từ 30 đến 50 tác phẩm được các giải cao tại các liên hoan, cuộc thi uy tín, quy mô toàn quốc, khu vực và quốc tế. Nghiên cứu, phục dựng được 2 di sản văn hóa phi vật thể văn nghệ dân gian có nguy cơ bị mai một. Tăng số hội viên lên 10% so với năm 2025. 100% các huyện, thị xã, thành phố có Câu lạc bộ, Chi hội VHNT hoạt động sôi nổi, chất lượng”.

(https://baothuathienhue.vn/phat-trien-van-hoc-nghe-thuat-giai-doan-2020-2025-dinh-huong-den-nam-2030-a104578.html)

Đề án “Văn hóa Huế- Con người Huế, Bảo tồn và phát triển” với mức đầu tư 2,291 tỷ đồng, dự kiến triển khai trong 3 năm (2021-2024).

Theo đó, đề án sẽ góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, đảm bảo sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc; tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học. Đồng thời phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, đảm bảo để văn hóa thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Đề án sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Thừa Thiên Huế phát triển toàn diện, đảm bảo sự hài hòa, kế thừa, phát huy các yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, đề án sẽ tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người, đảm bảo để văn hóa thúc đẩy các lĩnh vực phát triển, khẳng định vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế xứng đáng là một trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam.

Đề án tập trung nghiên cứu về các loại hình vật thể - phi vật thể, các chủ đề về kiến trúc, xây dựng, quy hoạch của Huế xưa và nay, các loại hình về ẩm thực, cung đình và dân gian, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, đặc điểm về văn hoá cung đình, văn hoá dân gian, văn hoá đô thị, mỹ thuật Huế

Ngoài ra, nghiên cứu về những giá trị văn hóa, con người Huế xưa và nay (truyền thống và hiện đại), những điều kiện hình thành tính cách, phong cách con người Huế, những tác động của điều kiện tự nhiên xã hội…”

(https://m.kinhtedothi.vn/phe-duyet-de-an-van-hoa-hue-con-nguoi-hue-bao-ton-va-phat-trien-435180.html)

Đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế” do TS. Phan Thanh Hải làm Chủ nhiệm đề tài, Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan chủ trì, dự kiến triển khai trong thời gian 24 tháng (tháng 9/2021-9/2023) với nguồn kinh phí khoảng 1,2 tỷ đồng.

Mục tiêu đề tài nhằm tạo được Danh mục các lễ hội tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế; Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế được tích hợp trên nền GISHue; Đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý, cung cấp và cập nhật thông tin về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế được tích hợp trên nền GISHue.

Sản phẩm dự kiến của đề tài có 2 dạng: Báo cáo khoa học (Bộ phiếu điều tra khảo sát; danh mục các lễ hội tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế; Cơ sở dữ liệu về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế được tích hợp trên nền GISHue; Đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý, cung cấp và cập nhật thông tin về hệ thống lễ hội ở Thừa Thiên Huế được tích hợp trên nền GISHue; Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài); Bài báo, sách chuyên khảo và các sản phẩm khác (Có 2 hoặc 3 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành; Biên soạn và xuất bản 1 cuốn sách về lễ hội ở Thừa Thiên Huế).

Lợi ích của đề tài có sự tác động đến xã hội. Số hoá, lưu trữ phục vụ công tác quản lý và tổ chức lễ hội; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu tư liệu, bảo tồn và phát triển di sản lễ hội. Phù hợp với mục tiêu mà Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị; Phục vụ công tác khôi phục, bảo vệ và phát huy giá trị di sản lễ hội; Tạo cơ sở khoa học để lựa chọn một số lễ hội tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế nhằm lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, đề tài góp phần còn nâng cao năng lực nghiên cứu của các cá nhân thông qua tham gia thực hiện với  kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nghiên cứu khoa học và khả năng hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ một cách sâu sắc.

(https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/?gd=32&cn=851&tc=33630&fbclid=IwAR3FD2Y3kR48_u95i-T99aNiku_gg_kcPoQBdhx_jEdxyqjR73WpzvvP3PA).

Hy vọng, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, tổ chức, cá nhân được giao chủ trì thực hiện các đề án, đề tài, trong thời gian tới, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thừa Thiên Huế sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với vai trò và trách nhiệm tiên phong trong việc triển khai và thực hiện thành công Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên nền tảng văn hóa, di sản và bảo vệ bản sắc văn hóa Huế./.

Phan Nữ Yên Chí
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL