Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 12.535
Người Huế nhớ về ngày “thất thủ kinh đô”
Lượt đọc: 54193Thời gian: 12:01 - 19/06/2017

(VHH) - Kéo dài từ ngày 23 cho đến hết tháng 5 âm lịch, Lễ cúng để nhớ về ngày “thất thủ kinh đô” tại Huế nhằm ghi công, tưởng niệm và tiếc thương các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa chống quân Pháp. Đây là một tập tục tốt đẹp, đi vào tâm thức của mọi người, trở thành truyền thống thiêng liêng, đầy ý nghĩa của người dân Huế.

Cách đây hơn 132 năm, rạng sáng 23/5 - Âm Lịch, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Pernot. Pháp đã chia quân làm ba ngã để tiến vào kinh thành. Từng đợt xung phong chiếm lĩnh các vị trí cửa chắn then chốt để tràn vào các cửa Đông Ba, Thuợng Tứ, Chánh Đông, Chánh Tây, An Hòa. Toán từ Cửa Trài, phá cầu Thanh Long, vượt sông Ngự Hà, tiến vào Lục Bộ, cố tấn công cửa Hiển Nhơn để mở đường vào Hoàng Cung. Toán quân thứ hai vượt Cầu Kho tấn công quân triều đình đang tử thủ vườn Ngự Uyển để tiếp ứng toán quân đang cố phá đổ một cách vô hiệu quả cửa Hiển Nhơn vẫn đứng trơ gan trong khói lửa. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy về phía Lục Bộ và tràn ra cửa Đông Ba đã bị toán quân Pháp từ phía Cửa Trài tiến lên bao vây. Cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã ngã xuống trong đêm hôm đó vì bị trúng đạn của Pháp, hay một số do chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đình nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.

Từ ngày đó đến về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quầy cơm chung" hàng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do: hoặc dày đạp, chen lấn nhau mà chết, hoặc bị đạn Pháp hoặc bị ngã xuống thành khi tìm cách leo ra khỏi thành, hoặc sẩy chân rơi xuống hồ ao dày đặc  trong thành, nhất là hồ Tịnh Tâm… trong khoảng từ 02g đến 04g sáng 23.5 năm Ất Dậu.

Tưởng nhớ ngày thất thủ Kinh đô Huế định kỳ hàng năm đã trở thành truyền thống tốt đẹp của mỗi người dân Huế, nghĩa cử đó thật đáng trân trọng cần được bảo tồn gìn giữ và phát huy. Đối với người dân Huế, hoạt động này đã đi vào tâm thức của mọi người, trở thành truyền thống thiêng liêng. Những ngày này, được xem là ngày “Đại lễ”, được duy trì từ năm này qua năm khác và tồn tại cho đến bây giờ. Lễ cúng ở đây vừa có tính chất gia đình lại vừa có tính chất cộng đồng của các đoàn thể, tổ chức, tập thể những người cùng chung một ngành nghề, cùng ở trong một thôn, xóm, phường... đây là một truyền thống cao đẹp, mang nét đặc trưng văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế. 

TP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL