Triển lãm nhằm giới thiệu 90 ấn phẩm báo chí yêu nước và cách mạng tại Thừa Thiên Huế ra đời từ những năm 1926 đến 1945 và những năm đầu sau Cách mạng tháng tám, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Với những thể loại báo như: Báo chí ở chiến khu, báo chí trong nội thành, báo chí trong phong đấu tranh của học sinh, sinh viên, báo chí văn nghệ, báo chí phụ nữ, các tôn giáo yêu nước ở Huế… giúp người xem nhận diện lại những ấn phẩm báo chí, những sự kiện lịch sử cách mạng, phương thức trình bày, văn phạm cấu trúc tiếng Việt của từng thời kỳ. Để có được một nguồn tư liệu phong phú tại triển lãm, Ban tổ chức cho biết đã nhận được từ các nguồn của các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập, các cơ quan đơn vị, các Hội nghề nghiệp trên địa bàn.
Ra đời sau báo chí Hà Nội và Hồ Chí Minh, báo chí Thừa Thiên Huế ngay sau khi những trang giấy in đầu tiên xuất hiện với những tờ báo có tính chất thông tin một cách rộng rãi ở Kinh đô Huế đã gây tiếng vang lớn, nhất là những tờ báo yêu nước như: Con đường đấu tranh của Đảng bộ tỉnh (1930), đây là tờ báo đầu tiên do Đảng bộ tỉnh trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và cũng là tờ báo tiền thân của tờ Đảng bộ tỉnh ngày nay; Báo Văn hóa Huế, tạp chí Sông Hương qua các thời kỳ; Sông Hương Tục Bản;... và đặc biệt là tờ Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Trung Kỳ ra số đầu tiên ngày 10/8/1927 kéo dài đến số cuối cùng ngày 24/4/1943, với tổng cộng 1.766 số.
Đánh giá tầm quan trọng của báo chí yêu nước và cách mạng, lịch sử đã ghi nhận báo chí yêu nước và cách mạng xứng đáng là công cụ sắc bén của sự nghiệp cách mạng, của Đảng và nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, định hướng dư luận, tuyên truyền, cổ vũ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Triễn lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 22/6.