Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 13.268

Văn minh và nghệ thuật Champa nhìn từ sưu tập cổ vật Chàm tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
Lượt đọc: 99810Thời gian: 09:16 - 04/11/2016

(VHH) - Đó là chủ đề của buổi nói chuyện do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương thực hiện và sáng 3/11, nhân dịp mở cửa trở lại Khu trưng bày cổ vật Chàm (hay còn gọi là Kho Chàm) tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP. Huế), sau 71 năm đóng cửa.

Thừa Thiên Huế là nơi ghi dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hóa Champa, từ thời kỳ tiền Indrapura đến thời kỳ Indrapura (khoảng thế kỷ IV đến thế kỷ IX). Điều này được chứng minh bởi một hệ thống di tích và hiện vật Champa có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật… hiện còn tồn tại ở rất nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại buổi nói chuyện, nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương - người đã có rất nhiều công trình có giá trị nghiên cứu chuyên sâu về văn minh và nghệ thuật Champa ở miền Trung đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình về bối cảnh giao thương của vương quốc Champa trong khu vực và những giá trị nổi bật của sưu tập cổ vật Chàm tại tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế...

Một số hiện vật tại kho Chàm

Bảo tàng cổ vật cung đình Huế lưu giữ 86 hiện vật Champa. Tất cả những hiện vật này đều được chế tác bằng đá, chủ yếu là sa thạch, hoàn toàn không có hiện vật bằng kim khí và các chất liệu khác. Hiện vật Champa ở đây có thể phân thành 3 nhóm sau: Vật trang trí trong kiến trúc Champa ( 62 hiện vật; Vật thờ tự trong các đền tháp Champa (14 hiện vật); Chi tiết kiến trúc (10 hiện vật).

Khu cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế sẽ chính thức mở cửa phục vụ công chúng vào đúng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 tại số 3 Lê Trực, thành phố Huế.

Trần Dũng
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL