Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 7.256
Ngành Văn hóa và Thể thao hưởng ứng “Tuần áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam"
Lượt đọc: 5864Thời gian: 16:47 - 03/03/2021

(VTH) - Ngày 02/3, Sở Văn hóa và Thể thao đã có văn bản đề nghị các đơn vị, các tổ chức đoàn thể thuộc Sở tham gia hưởng ứng “Tuần áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam'' đến hết tháng 3/2021. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng “Tuần áo dài và Ngày Áo dài Việt Nam'' do Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam và “Tháng áo dài” do Thành ủy Huế phát động và các sự kiện ngày lễ trong tháng 3, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhấn mạnh: Hiện nay, Ngành văn hóa và Thể thao đang nỗ lực triển khai Đề án “Huế - kinh đô áo dài Việt Nam”. Đây là đề án lớn, cần tổ chức qua nhiều năm với các kế hoạch và bước đi cụ thể, nhất là cần có sự nắm bắt, ủng hộ đồng hành từ chính người dân bản địa, từ các nhà chuyên môn, giới truyền thông và đặc biệt là các bạn trẻ. Ngoài ra, để phục hưng di sản này, phải cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị và cộng đồng Nhân dân.

Trước hết, cần có sự tuyên truyền quảng bá tích cực để thay đổi nhận thức mọi người về chiếc áo dài truyền thống, trong đó có áo ngũ thân, bởi có nhận thức đúng mới có hành động đúng.

Chúng tôi rất vui vì phong trào phục hưng cổ phục Việt đang phát triển mạnh mẽ ở cả ba miền; tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa của áo ngũ thân ngày càng tăng, nhất là trong giới trẻ. Riêng tại Huế, tôi tin chắc chắn trong thời gian tới, áo ngũ thân sẽ dần phổ biến quen thuộc cả ở khối công chức, viên chức nhà nước, lẫn khối cộng đồng doanh nghiệp ngoài công lập và cả người dân.

Hiện nay, giá thành các loại cổ phục, trong đó có áo ngũ thân còn khá cao, chưa thật sự phù hợp với số đông, nhất là học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động thu nhập trung bình trở xuống. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp lớn, nhất là trong ngành thời trang. Cá nhân tôi nghĩ rằng, chúng tôi đang tạo ra thị trường, và thị trường ấy sẽ ngày càng rộng lớn. Các doanh nghiệp, các cơ sở thiết kế, may đo áo dài nên nhanh chóng nắm bắt cơ hội để phát triển sản phẩm, tìm nguồn nguyên liệu phù hợp, chung tay hạ giá thành sản phẩm để cung cấp cho số đông có nhu cầu. Cạnh đó, các cơ sở may đo áo dài truyền thống thủ công cũng cần nâng cao tay nghề người thợ, phải đạt đến trình độ nghệ nhân, để nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra, nhằm đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng cao cấp.

Ngoài ra, để thực hiện thành công Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trong thời gian tới, điều cần thiết là có sự chung tay phối hợp của các cấp, ngành, bởi đây không chỉ là công việc của Sở Văn hóa và Thể thao, mà còn là một phần của Nghị quyết 54 về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết xác định mục tiêu địa phương sớm trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng văn hóa, di sản và bảo vệ bản sắc văn hóa Huế. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta phải nhìn thấy yêu cầu bảo tồn văn hóa cha ông qua phục dựng những giá trị bền vững của dân tộc, là trách nhiệm và niềm tự hào của mỗi người dân Việt chúng ta với con cháu mai sau.

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL