Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 16.269
Những nghiên cứu mới nhất về biển đảo triều Nguyễn (18/07/2014)
Lượt đọc: 107676Thời gian: 17:10 - 18/07/2014

(VHH) - "Những nghiên cứu mới nhất về biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn đã được công bố"! Đó là khẳng định của PGS.TS Đỗ Bang, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam sau khi cuốn "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX" do Hội KHLS Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Đà Nẵng vừa phát hành mới đây.

Với  331 trang in, kèm hình ảnh minh họa, cuốn sách là thành  quả của Hội thảo khoa học "Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX" do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức từ cuối năm 2013. Bằng công sức và trí tuệ của mình, các nhà nghiên cứu đã cung cấp cho người đọc cái nhìn lịch sử khách quan về Triều Nguyễn - với tư cách là triều đại đầu tiên quản lý lãnh thổ, lãnh hải trong đó biển đảo với một không gian đất nước như Việt Nam đang có hiện nay, qua đó rút ra những  kinh nghiệm của tiền nhân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Theo lời của chủ biên - PGS.TS Đỗ Bang, để công bố những kết quả nghiên cứu mới nhất về biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn, một vấn đề khoa học nóng hổi được xã hội quan tâm sớm đến với bạn đọc, nhóm nghiên cứu đã sưu tầm được một khối lượng tư liệu quan trọng trong đó sưu tập được 19 văn bản Châu bản triều Nguyễn có liên quan đến Hoàng Sa; sưu tầm và khai thác các tư liệu về triều Nguyễn như: Đại Nam thực lục, Đại Nam Hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Minh Mệnh chính yếu,Quốc triều chính biên toát yếu...; đồng thời đã tiến hành khảo sát thực địa hầu hết các cửa biển và cảng khẩu ở các tỉnh miền Trung như Mũi Né, Ninh Chữ, Nha Trang, Thị Nại, Cửa Đại, Cù lao Chàm, Đà Nẵng, Thuận An, Cửa Việt, Cửa Tùng, Nhật Lệ...

Đặc biệt tháng 8-2013, Hội KHLS Thừa Thiên Huế đã tổ chức khảo sát về đảo Lý Sơn, sưu tầm được rất nhiều tư liệu quý và làm sáng tỏ nhiều vấn đề có liên quan đến chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa.

Theo phân tích của PGS.TS Đỗ Bang: "Qua thực tiễn từ chủ trương của triều đình Huế và qua phương thức điều hành đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc quản lý Hoàng Sa. Triều đình nhà Nguyễn đã huy động một lực lượng hùng hậu bao gồm Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Giám thành, Khâm thiên giám, Thủy sư... hối hợp với quan chức địa phương và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định hàng năm thực thi công vụ Hoàng Sa như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu, trồng cây, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn lũy, đặt trạm thu thuế,quan trắc thiên văn và dự báo thời tiết... Hàng năm, lực lượng thực hiện nhiệm vụ Hoàng Sa trên 6 tháng có mặt tại quần đảo này để làm nhiệm vụ khai thác kinh tế và bảo vệ chủ quyền. Những tháng bão tố, tuy không có mặt thường xuyên tại đảo nhưng những biện pháp bảo vệ chủ quyền của triều Nguyễn vẫn giữ được tính liên tục trong lịch sử".

Theo Hữu Thu (Đại đoàn kết)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL