Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 2.444
Festival Nghề truyền thống Huế 2015: Động lực thúc đẩy du lịch gắn với làng nghề truyền thống gắn phát triển bền vững
Lượt đọc: 122055Thời gian: 17:38 - 26/11/2014

(VHH) - Festival Nghề truyền thống Huế 2015 với chủ đề "Tinh hoa nghề Việt" sẽ diễn ra trong 5 ngày, khai mạc vào lúc 20h ngày 29/4 và Bế mạc vào lúc 17h ngày 03/5/2015.

Festival Nghề truyền thống Huế 2015 được xác định là lễ hội có quy mô quốc gia nhằm tiếp tục phát huy thương hiệu và vị thế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, được tổ chức an toàn, tiết kiệm, có chất lượng, hiệu quả; qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Huế - Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố môi trường bền vững ASEAN.

Festival lần này được thành phố Huế tập trung đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng, thu hút sự tham gia tích cực, chủ động của các tầng lớp nhân dân theo hướng tăng cường xã hội hóa, công chúng hóa các hoạt động Festival.

Thao diễn nghề (Festival Nghề 2013)

Theo đó, không gian chính của lễ hội là hoạt động trưng bày, thao diễn và giới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống Huế và một số địa phương tiêu biểu. Ngoài ra còn có các không gian ẩm thực và các hoạt động hưởng ứng như Tọa đàm khoa học “Bản sắc Huế, bản sắc Việt Nam trong sản phẩm của các nghề và làng nghề truyền thống”; các triển lãm ảnh, triển lãm mỹ thuật, trưng bày cổ vật; hội thi một số nghề truyền thống cho các trường học; gặp gỡ, tọa đàm và tôn vinh các nghệ nhân; các chương trình biểu diễn nghệ thuật và quảng diễn đường phố.

Theo Ban Tổ chức, Festival Nghề truyền thống Huế 2015 sẽ tập trung giới thiệu các nghề truyền thống đã được ưa chuộng trong 5 kỳ tổ chức trước đây, như: Thêu, Pháp lam, Kim hoàn, Chạm khảm, Mỹ nghệ đồng, Gốm, Nón lá, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh Làng Sình, Đèn lồng, Dệt - May, các sản phẩm khác trên các chất liệu giấy, đặc sản ẩm thực Huế...

Các không gian sử dụng để tổ chức hoạt động giới thiệu các nghề và làng nghề truyền thống là tuyến đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Công viên Phan Bội Châu, Công viên Tứ Tượng, Bảo tàng Văn hóa Huế, Trung tâm văn hóa Làng nghề PNC. Không gian giới thiệu đặc sản ẩm thực được tổ chức tại Công viên 3/2 (Trước Đại học Sư phạm Huế. Các hoạt động hưởng ứng được tổ chức tại các địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Trung tâm Liễu Quán Phật Giáo, Trung tâm Dịch vụ Festival và tại các điểm nối tiếp từ Cầu Trường Tiền đến Cầu Phú Xuân, Công viên Lý Tự Trọng, Công viên gần cầu Dã Viên, Công viên trước Trường Quốc Học - Hai Bà Trưng...

Ngoài các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề thủ công truyền thống trong tỉnh, Ban Tổ chức sẽ mời các làng nghề nổi tiếng trong nước gồm: Gốm, Thêu, Dệt lụa và thổ cẩm, Chạm khắc mỹ nghệ đến từ Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Hà Giang...

Hoa giấy Thanh Tiên (Festival Nghề 2013)

Bên cạnh tổ chức các hoạt động thành phố Huế sẽ  phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các doanh nghiệp lữ hành phát triển, mở rộng các tour tuyến du lịch để đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm các làng nghề truyền thống như: Đúc đồng Phường Đúc, Gốm Phước Tích, Mộc Mỹ Xuyên, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh dân gian làng Sình... và các tuor tham quan Nhà vườn Thủy Biều, Kim Long, Cầu ngói Thanh Toàn, tour “Ấn tượng Huế xanh”...

Việc tổ chức thành công Festival Nghề truyền thống 2015 sẽ góp phần quảng bá thương hiệu về Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, khẳng định hình ảnh Huế - Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố môi trường bền vững ASEAN. Đặc biệt tạo điều kiện để các nghề và làng nghề truyền thống Huế có cơ hội giao lưu, liên kết phát triển, thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với làng nghề thủ công truyền thống phát triển bền vững.

BM
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL