Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 1.373
Các làng hoa truyền thống nhộn nhịp vào vụ hoa Tết
Lượt đọc: 103593Thời gian: 10:58 - 09/01/2015
Ảnh: Báo TT-Huế

(VHH) - Mặc dù còn hơn một tháng nửa mới đến tết nguyên đán, thời tiết trong những ngày qua mưa nắng thất thường nhưng ngay từ bây giờ nhiều làng hoa truyền thống trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã rộn ràng khẩn trương, tất bật chăm sóc chuẩn bị cho vụ hoa tết Ất Mùi 2015.

Làng hoa truyền thống Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, được xem là vựa hoa lớn nhất tỉnh. Với người dân nơi đây, trồng hoa tết không chỉ giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình mà còn là nét đẹp văn hoá truyền thống của làng Vân Thê được hình thành từ hàng chục năm nay. Ông Phan Văn Phước, một hộ dân tham gia trồng hoa tết gần chục năm cho hay, năm nào ông cũng bước vào vụ với một tâm thế rất chi thoải mái, vì ít khi người trồng hoa thất thu. Bình quân mỗi năm ông trồng khoảng 300 cặp hoa cúc. Sau 6 tháng, khi đưa ra chợ hoa sẽ cho thu nhập khoảng 65-70 triệu đồng, trừ mọi khoản chí phí cho lãi từ 20-25 triệu đồng. Ông Phước phấn khởi: "Hiện thời tiết mưa nắng thất thường nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây hoa cúc, vì thời điểm này cây hoa đã trưởng thành ổn định".

Để không ngừng nâng cao chất lượng hoa cúc, đa dạng các chủng loại hoa, trong những năm qua, ngoài tổ chức các lớp tập huấn về trang bị kiến thức và kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con nông dân, HTXNN Thủy Thanh 1 còn xây dựng trang web để quảng bá giới thiệu rộng rãi sản phẩm hoa cúc nhằm đáp ứng và cung cấp kịp thời người tiêu dùng trong dịp tế Ất Mùi 2015.

Ông Đỗ Văn Phú, Chủ nhiệm HTXNN Thủy Thanh 1 cho biết: Hiện làng hoa truyền thống Vân Thê có khoảng 150 hộ tham gia, với khoảng 8.000 chậu, trong đó có khoảng 100 hộ chuyên trồng hoa cúc chậu, số còn lại 50 hộ trồng hoa vườn để cung cấp cho các ngày thường. Theo hoạch toán, bình quân mỗi hộ trồng khoảng 200 cặp, trừ mọi khoản chi phí cho việc đúc chậu, làm đất, nguồn giống hoa và công chăm sóc thì mỗi năm cho 20-25 triệu đồng/hộ. Như vậy cũng đủ chi phí cho con em học hành và sắm sửa ba ngày tết. Theo ước doanh thu hàng năm từ trồng hoa cúc của các hộ dân trên địa bàn xấp xỉ từ 3,5 đến 4 tỷ đồng. Ông Phú cho biết thêm: Việc năm nay nhuận hai tháng 9 không ảnh hưởng gì đến quy trình phát triển của người trồng hoa cúc, hoa cúc là loài hoa dễ trồng, vì thế người dân cứ tình thời gian sinh trưởng của hoa để chủ động xuống giống trước từ 50-60 ngày. Với người dân Vân Thê, việc trồng hoa tết giờ đây không chỉ một nghề truyền thống mà còn là nét đẹp văn hoá của làng quê này đang được duy trì phát triển mạnh mẽ.

Trong lúc đó, tại các làng hoa truyền thống thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang không kể ngày đêm, người dân dường như chung sống với hoa trên khắp những cánh đồng để chăm sóc hoa tết. Ông Dương Thông, Phó Chủ nhiệm HTX Phú Mậu lý giải: Lý do người dân bám đồng như vậy là phần lớn diện tích hoa của Phú Mậu được trồng ngoài trời, không vô chậu, che chắn trong nhà lưới như những nơi khác nên mức độ ảnh hưởng thời tiết cực đoan rất cao nên để đảm bảo vụ hoa tết ăn chắc thì không có cách nào khác ngoài lăn lộn nghề trồng hoa.

Với diện tích trên 8 ha, ngoài hoa cúc các loại, vụ hoa tết Ất Mùi năm 2015, Phú Mậu tiếp tục nhân rộng các loài hoa chất lượng cao, với hơn 12.500 cây hoa ly, đưa vào chăm sóc mới gần 500 chậu lan hồ điệp. Riêng hoa Tuy luýp dự kiến đầu tháng Chạp mới xuống giống.

Theo Công Bằng (TRT)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL