Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 10.942
Hội thảo khoa học đánh giá tài liệu Hán Nôm
Lượt đọc: 90870Thời gian: 14:34 - 26/03/2015

(VHH) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2015), hướng tới kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), sáng ngày 25/3, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Đánh giá thực trạng và giá trị khoa học lịch sử, văn hóa tài liệu Hán - Nôm sưu tầm, số hóa"

Hội thảo là một nội dung nằm trong kế hoạch của đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh "Sưu tầm, tuyển dịch, số hóa tài liệu Hán - Nôm ở một số làng, xã và tư gia tại Thừa Thiên Huế" do Thư viện Tổng hợp làm chủ trì (mã số đề tài: TTH.2014-KX.01). Đề tài này đã được Hội đồng Khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện trong 02 năm 2014 - 2015. Tham dự Hội thảo là các nhà nghiên cứu Hán - Nôm, nhà Văn hóa, lịch sử...

Đến thời điểm này, đơn vị chủ trì đề tài và các thành viên tham gia thực hiện đề tài đã sưu tầm, số hóa được 40.191 trang tài liệu Hán - Nôm (yêu cầu của đề tài là 30.000 trang) tại 18 làng với 132 họ tộc, 01 đền thờ, 01 phủ, 01 nhà vườn và 05 tư gia trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Tài liệu đã sưu tầm, số hóa bao gồm các thể loại: Sắc phong, Chế, Chiếu, Dụ (498 tên tài liệu, với 498 trang); Gia phả (264 tên tài liệu, với 9.240 trang); Đại bạ (38 tên tài liệu, với 7.600 trang); Văn tế (50 tên tài liệu, với 5.500 trang); Bằng cấp (201 tên tài liệu, với 201 trang); Thể loại khác (298 tên tài liệu, với 6.961 trang). Số tài liệu này được ghi trên các chất liệu: Giấy dó, Giấy đặc biệt - giấy sắc vàng – giấy Long đằng, vải (lụa) 05 màu, và trên chất liệu đồng.

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao công tác sưu tầm, số hóa của cơ quan chủ trì, các thành viên thực hiện đề tài; đồng thời ghi nhận sâu sắc sự phối kết hợp nhiệt tình của Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp, Hồ Chí Minh, các làng, xã, dòng tộc... và tư gia lưu giữ tài liệu, cũng như chất lượng tài liệu đã sưu tầm, số hóa được.

Thực hiện đạt chất lượng và hiệu quả đề tài này, góp phần nâng cao hoạt động bảo tồn di sản Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên. Huế. Đồng thời, tôn vinh những giá trị văn hóa làng, xã – bản chất lịch sử chủ yếu kiến tạo nên những giá trị đặc trưng văn hóa Huế, được hình thành, kết tinh và phát triển bền vững trong dặm dài lịch sử dân tộc. Mặt khác, với mong muốn góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ cho các họ tộc, làng, xã nói riêng, nhân dân nói chung và đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên về sự nghiệp bảo tồn di sản Hán – Nôm, một bộ phận quan trọng của di sản văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh nhà, đóng góp tích cực vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản văn hoá, giữ gìn và phát triển nền văn hoá đất nước, quê hương đậm đà bản sắc dân tộc.

Trước những nguyên khác nhau như khí hậu khắc nghiệt, ý thức con người, phương tiện bảo quản... loại tài liệu Hán - Nôm này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ hư hỏng, mất mát,... việc thực hiện đề tài này là một hướng đi đúng, mang tính cấp thiết của những người làm công tác bảo tồn di sản Hán - Nôm trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, việc sưu tầm, số hóa, tuyển dịch để bảo quản, lưu trữ và phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhiều đối tượng độc giả, là việc làm cần thiết thực và đây trách nhiệm của những người làm công tác thư viện, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc nói chung, di sản văn hoá Huế nói riêng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trước thời điểm khai mạc Hội thảo, Ban tổ chức đã trao tặng Ấn phẩm kỷ niệm cho đại diện 12 làng, xã, họ tộc và tư gia đã phối hợp tích cực trong công tác sưu tầm, số hóa tài liệu Hán - Nôm trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

Hoàng Phước
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL