Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 18.783
Văn chương tuổi Thân xứ Huế
Lượt đọc: 102097Thời gian: 22:45 - 22/01/2016

(VHH) - Trong gần 70 nhà văn tuổi Thân thành danh ở nước ta thế kỷ XX, xứ Huế có đến bảy người, chỉ xếp sau Hà Nội. Trong bảy người này, có ba nhà nghiên cứu lý luận phê bình và ba nhà thơ, một người vừa văn vừa thơ, không có người viết kịch bản văn học.

Trẻ hơn, tuổi Nhâm Thân (1932), nhà lý luận văn học Trần Thanh Đạm (1932-2015), từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau những truyện ngắn đầu tay được in báo, khi hòa bình đi học rồi đi dạy, ông đã chuyển hẳn sang viết lý luận phê bình, vì “tôi thấy mình là kẻ kém tài. Nếu có gì đáng kể chẳng qua là chút học vấn văn chương tích lũy được qua nhiều năm tháng, cộng với lòng yêu say, ý thức được sứ mệnh cao cả của văn học Việt Nam…” (Các tác gia văn chương Việt Nam, Nxb VHTT 2008, tr.2565). Và, cái “chút học vấn tích lũy được qua nhiều năm tháng” của ông đã cho ra đời hàng loạt công trình như Vấn đề giảng dạy văn học theo thể loại, Tục ngữ và vấn đề nguồn gốc văn chương, Dẫn luận văn học so sánh, Sự chuyển tiếp của văn chương Việt Nam sang thời kỳ hiện đại… và ông được Nhà nước phong hàm giáo sư, nhà giáo ưu tú, là người thầy mẫu mực của nhiều thế hệ sinh viên.Tuổi Mậu Thân (1908), Huế có hai trong tám tác giả, thì cả hai đều là những nhà nghiên cứu lý luận, phê bình hàng đầu là Hải Triều và Đào Đăng Vỹ. Hải Triều (1908-1954), được coi là nhà Mác-xít trẻ, nhà lý luận phê bình nghệ thuật tiên phong của nước ta. Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, Nguyễn Khoa Văn (tên thật của Hải Triều), chỉ học đến cao đẳng tiểu học rồi tham gia hoạt động chính trị, làm báo, viết văn. Từng tham gia đảng Tân Việt (1927) khi đảng này cải tổ thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (1930), tham gia Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, hai lần bị bắt, bị kết án khổ sai, đến tháng ba năm 1945 mới được tự do. Hải Triều tham gia khởi nghĩa ở Huế, làm Giám đốc Sở Tuyên truyền Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, làm giám đốc Sở Tuyên truyền Liên khu Tư, Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Liên khu Tư và mất tại Thanh Hóa ngày 6/8/1954. Tác phẩm đã xuất bản gồm: Duy tâm hay duy vật (1935), Văn sĩ và xã hội (1937), Chủ nghĩa mác-xít phổ thông (1946), Về văn học nghệ thuật (1965), Hải Triều toàn tập (1996). Ông là một trong số không nhiều những người có thể viết văn bằng hai thứ tiếng Pháp và quốc ngữ. Ngoài hàng chục công trình nghiên cứu viết bằng tiếng Pháp, ông còn có Thất thủ kinh đô (kịch lịch sử 5 hồi, 1945), Thế chiến thứ ba (1946), Nước Mỹ và nền hòa bình thế giới (1946), Nước Nga và nền hòa bình thế giới (1946) và các bộ tự điển được tái bản hàng chục lần như Pháp – Việt đại tự điển (1949), Pháp – Việt tự điển phổ thông (1954), Việt – Pháp đại tự điển (1956), Pháp – Việt tiểu tự điển (1961), Việt – Pháp tiểu tự điển (1962), Việt Nam bách khoa tự điển (3 tập, 1959-1963)… Ông trở thành cầu nối đưa văn hóa Việt Nam đến với cộng đồng các nước nói tiếng Pháp trên thế giới.

Ở khu vực sáng tác, bốn nhà thơ là Tố Hữu, Phùng Quán, Lê Văn Ngăn, Lệ Khánh đều là những tác giả đã neo những cột mốc quan trọng trong dòng chảy thơ ca dân tộc. Tuổi Canh Thân (1920), là Tố Hữu (1920-2000) được tôn vinh là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”. Tố Hữu là người có con đường thơ song hành với con đường cách mạng: Năm 17 tuổi, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử vào Thành ủy Huế, cũng là năm ông bắt đầu có thơ in trên báo chí công khai, thậm chí những năm bị giam trong các nhà lao ông vẫn sáng tác gửi ra bên ngoài công bố trên các báo chí công khai (phần Xiềng xích trong tập Từ ấy). Ngoài một sự nghiệp thơ khá đồ sộ như Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992), ông còn là người lãnh đạo và phát ngôn cho đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng với nhiều bài viết và phát biểu, được tập hợp in thành các công trình Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta thời đại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981). Ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

Tuổi Nhâm Thân (1932) có người thơ văn “song toàn” là Phùng Quán (1932-1995), tham gia quân đội chống Pháp từ khi còn lứa tuổi sinh quân, có cả một cuộc đời truân chuyên vì thơ văn, nhưng ông vẫn kiên trì theo đuổi sự nghiệp văn chương (với nhiều bút danh khác nhau), tác giả của tiểu thuyết Vượt Côn Đảo (1955), trường ca Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1955), tập bút ký Trên bờ Hiền Lương (1956), các tập truyện cho thiếu nhi Thạch Sanh cháu Bác Hồ (1956), Cuộc đời đôi dép cao su (1956), Tuổi thơ dữ dội (1988), Dũng sĩ chép càn (1990), Tiếng đàn trong rừng thẳm (1991), trong đó có hai tác phẩm được giải thưởng là Vượt Côn Đảo (giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1955) và Tuổi thơ dữ dội (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1989).

Tuổi Giáp Thân (1944) có hai nhà thơ là Lê Văn Ngăn và Lệ Khánh. Lê Văn Ngăn (1944-2015) là một trong những tác giả tiêu biểu sáng tác trong phong trào tranh đấu chống Mỹ ở các đô thị miền Nam, thành viên của nhóm Việt, tác giả của các tập thơ Vào một thời im bóng (1972), Viết dưới bóng quê nhà (2010), Thơ Lê Văn Ngăn (2015). Lệ Khánh, người Huế nhưng sống ở Đà Lạt, tác giả 5 tập thơ có một tên chung Em là gái trời bắt xấu (1960-1965) và các tập Vòng tay nào cho em (1966), Nói với người yêu (1967). Thực ra, đó chỉ là cách nói khiêm tốn, kín đáo của một cô gái Huế, chứ tác giả của những tập thơ này là một cô gái đẹp dịu dàng, làm xao động bao nhiêu chàng trai cùng trang lứa.

Cuối cùng, cần nhắc thêm hai cây bút trẻ tuối Canh Thân (1980), đang làm thơ ở Huế là Nhụy Nguyên và Ngô Công Tấn.

Nhìn dọc thế kỷ, ở những năm đầu, văn chương tuổi thân ở xứ Huế năm nào cũng có, nhưng càng về sau càng thưa vắng, đến các tuổi Mậu Thân (1968), Nhâm Thân (1992), chưa thấy xuất hiện tác giả nào, đó là điều đáng lưu tâm đối với những người quản lý và đào tạo đội ngũ những người viết trẻ ở xứ sở được coi là giàu tiềm năng về văn hóa nghệ thuật.

BM (Theo TTH)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL