Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 12.824
Tạo mô hình, tăng thu nhập cho người nông dân
Lượt đọc: 6549Thời gian: 09:43 - 13/08/2020

VHH - Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của hội viên nông dân (HVND) từng bước được nâng cao, tăng thu nhập. Nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu từ những mô hình hiệu quả, trở thành gương điển hình.

Từ những mô hình

Tháng 2/2020, từ nguồn Quỹ HTND, anh Võ Trần Tuấn Kiệt (trú Tổ 10, khu vực Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế) được vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng, phát triển vườn thanh trà. Từ nguồn vốn này, anh Kiệt đầu tư hệ thống nước tưới tự động với các béc phun, tưới từ ngọn và mở rộng diện tích vườn, mua thêm phân bón cải tạo vườn.

“Thanh trà Thủy Biều nổi tiếng thơm ngon nhưng nhiều năm nay, các vườn cây cũng đã bắt đầu lão hóa. Để tái tạo vườn, trồng mới diện tích thanh trà, cũng như mua sắm trang thiết bị, hệ thống tưới khoa học, nông dân rất cần vốn để đầu tư. Nhờ nguồn vốn từ Quỹ HTND mà gia đình đã cải tạo được vườn thanh trà, cho năng suất cao”, anh Kiệt cho biết.

Với nguồn kinh phí có được, gia đình anh Kiệt tiếp tục phát triển đàn gà thịt gần 100 con ngay trong vườn thanh trà. Thời tiết thuận lợi cùng với sự đầu tư chăm sóc, năm nay vườn thanh trà của gia đình anh rất sai quả, chất lượng quả hơn hẳn các năm.

Nhiều năm nay, thanh trà Dương Hòa (Hương Thủy) cũng đã được biết đến nhiều trên thị trường nhờ vào việc quy hoạch và đầu tư bài bản, nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương cũng như nhiều hộ nông dân. Vườn thanh trà xanh tốt, sai trĩu quả của các HVND ở xã Dương Hòa cũng là một trong những dự án (DA) đầu tư hiệu quả từ nguồn Quỹ HTND.

DA với 12 hộ vay, để đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt (tưới từ ngọn) cho cây thanh trà. Đến nay, các hộ dân đã phát triển được diện tích vườn thanh trà của mình và cho thu nhập ổn định. Đặc biệt năng suất, chất lượng quả thanh trà ngày một nâng lên rõ rệt.

Tại xã Vinh Mỹ (Phú Lộc), từ nguồn Quỹ HTND, Hội Nông dân tỉnh cũng đã giải ngân 400 triệu đồng cho 7 hộ vay, để phát triển mô hình nuôi cá lóc đầu nhím. Qua kiểm tra, DA hiện đang phát triển tốt, các hộ vay tăng thêm thu nhập từ 30- 40 triệu đồng/năm.

Ngoài mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, Hội Nông dân tỉnh giải ngân thêm 500 triệu đồng, phát triển mô hình nuôi cá chình thương phẩm, giải quyết công ăn việc làm cho 10 lao động trên địa bàn xã.

Tiếp tục “đồng hành”

Đầu năm 2020, Quỹ HTND tỉnh được cấp ngân sách 2 tỷ đồng và có 6/9 huyện, thị xã được cấp với số tiền 800 triệu đồng, nâng tổng số vốn hiện nay đang quản lý lên gần 31 tỷ đồng.

Ông Phan Xuân Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Giám đốc Quỹ HTND đánh giá, từ nguồn vốn này, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai 84 DA, cho 675 hộ HVND vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất. Đa số các mô hình sản xuất của hội viên đạt kết quả khả quan, giúp cải thiện thu nhập, vươn lên làm giàu.

Theo Hội Nông dân tỉnh, đối với chương trình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 4/2020, hội nông dân các cấp hiện đang quản lý 725 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng số tiền 823,9 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp, chỉ 0,04%.

Chương trình thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 164 tổ vay vốn, với tổng số tiền 183,4 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,21%. Các địa phương đã thực hiện tốt và đúng chức năng ủy thác, ủy nhiệm, thực hiện đúng các quy định đã cam kết với ngân hàng. Nhiều hộ vay đã phát huy được hiệu quả nguồn vốn, vươn lên làm giàu, trở thành nông dân SXKD giỏi.

Ông Phan Xuân Nam cho rằng, mục đích của Quỹ HTND là xây dựng các mô hình. Và cũng chính từ các mô hình này, ngoài phát triển kinh tế, để các cấp hội nâng cao thông tin tuyên truyền đến bà con nông dân. Thành công và hiệu quả từ việc cho vay vốn từ Quỹ HTND góp phần tuyên truyền đến HVND các mô hình hay, mô hình có hiệu quả để nhân rộng, góp phần tích cực, giúp hội viên gắn bó hơn với tổ chức hội.

Khó khăn hiện nay là việc giới hạn về nguồn quỹ. Thực tế, nhu cầu về vốn của người nông dân vẫn còn quá lớn. Đặc biệt là các hộ làm trang trại, các hộ chăn nuôi cần số tiền lớn hơn, mới có thể phát triển tốt sản xuất. Đó là chưa kể đến thời hạn cho vay ngắn, bà con nông dân rất khó quay vòng vốn. Cùng với đó là ảnh hưởng từ dịch COVID-19, khiến nhiều DA gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, bà con khó trả nợ gốc đúng hạn.

Hà Nguyên - HU
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL