Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 8.973
Tăng cường Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao dịch công việc trong tình hình dịch bệnh COVID - 19.
Lượt đọc: 6980Thời gian: 14:27 - 27/08/2020

(VTH) - Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài việc tăng cường kiểm soát dịch bệnh, tuyên truyền, phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe... thì biện pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức các buổi họp giao ban, trao đổi thông tin và xử lý công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp là hết sức cần thiết. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời là biện pháp vừa bảo đảm duy trì hiệu quả công việc thông suốt vừa phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo điều hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp Công nghệ thông tin (CNTT) để hỗ trợ trong công tác quản lý, chỉ đạo phòng chống dịch COVID - 19 và đang phát huy hiệu quả. Các ứng dụng CNTT trong công tác phòng, chống dịch COVID - 19 được triển khai theo 2 nhóm: Nhóm về các giải pháp ứng dụng phục vụ cho chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch các cấp và Nhóm các giải pháp ứng dụng cho người dân, bao gồm: ứng dụng CNTT trong theo dõi, giám sát, quản lý, điều hành công tác phòng chống dịch bệnh COVID - 19; ứng dụng khai báo y tế cho người dân (NCOVI, Hue-S); ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone); ứng dụng đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu đảm bảo cho hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương được kịp thời và thông suốt; ứng dụng truyền thông phòng, chống dịch... Các giải pháp ứng dụng CNTT đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công tác phòng, chống dịch, góp phần giúp Việt Nam nói chung và đối với địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng kiểm soát tốt tình hình về dịch COVID - 19.

Với tinh thần chủ động, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường sử dụng hệ thống CNTT để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng chống dịch; đã hướng dẫn, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp quảng cáo tăng cường thực hiện việc tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch trên các bảng quảng cáo điện tử, tổ chức tuyên truyền lưu động bằng các phương tiện thông tin tại các tuyến đường; chỉ đạo các đơn vị thuộc Sở tăng cường điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng, làm việc tại nhà và bảo đảm công việc chuyên môn vẫn diễn ra bình thường như làm việc trực tiếp tại cơ quan; kịp thời thông tin các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID tỉnh qua các kênh thông tin: Trang thông tin điện tử, fanpage; hoạt động trao đổi thông tin, kịp thời hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các đơn vị, cá nhân thuộc Sở cũng được thực hiện tốt thông qua hệ thống quản lý hồ sơ công việc, thư điện tử công vụ và các nhóm mạng Zalo, Viber...; nghiêm túc xử lý đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Ngành không nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh. Được sự phối hợp, hỗ trợ các ngành liên quan, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Sở, cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Ngành đã thực hiện khai báo 100% hồ sơ y tế trên phần mềm Hue-S, đồng thời cập nhật kịp thời và thường xuyên dữ liệu về hồ sơ y tế, dịch tễ theo chỉ đạo của BCĐ phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh; cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan khác tại cơ quan, đồng thời tổ chức theo dõi hoạt động người ra vào tại trụ sở cơ quan, đơn vị thông qua ứng dụng Bluezone.

­­Diễn biến của dịch bệnh dự báo còn kéo dài và có chiều hướng ngày càng phức tạp, để ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị trong tỉnh, nhất là đối với công tác tuyên truyền đến từng người dân, để giúp họ hiểu rõ những lợi ích mà CNTT mang lại trong công tác phòng chống dịch bệnh. Qua hoạt động này, giúp người dân thay đổi thói quen, dần dần từ bỏ phương thức giao dịch kiểu cũ với cơ quan Nhà nước, từng bước tiến tới việc giảm thiểu thời gian, công sức trong việc giao dịch giữa người dân với cơ quan Nhà nước.

* Theo bảng xếp hạng chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 mới công bố vào ngày 26/8/2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất sắc dẫn đầu trên bảng xếp hạng (đứng thứ 1/63 tỉnh, thành phố) với chỉ số 0,9039 điểm. Trong đó nhiều chỉ số thành phần nằm trong TOP đầu như: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (xếp thứ 1/63); Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan (xếp thứ 3/63); Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT (xếp thứ 9/63); Trang/Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố (xếp thứ 1/63) - đây là năm thứ 3 liên tiếp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế dẫn đầu trong toàn quốc.

Thiên Ngân
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL