Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 10.033
Rú Hóp xây dựng đời sống văn hóa trên vùng đất cát
Lượt đọc: 7134Thời gian: 08:34 - 09/09/2020

VHH - Thôn Rú Hóp thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền với phần lớn diện tích của thôn là loại đất pha cát, bị nhiễm chua phèn nên rất khó sản xuất, trồng trọt. Tuy điều kiện thiên nhiên không được ưu đãi nhưng người dân lại có truyền thống cần cù, chịu khó và biết đoàn kết để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Đặc biệt trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thôn đã được công nhận nhiều năm liền đạt chuẩn văn hóa, do đó đời sống văn hóa tinh thần người dân được nâng cao, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt góp phần quan trọng cho thành công chung của phong trào xây dựng đời sống văn hóa huyện Phong Điền.

Trưởng thôn Nguyễn Ngọc Bách cho biết: Cấp ủy chi bộ, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên đã vận động, tuyên truyền người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường thâm canh, mạnh dạng chuyển đổi những loại cây trồng phù hợp với chất đất để tăng năng suất và giá trị sản phẩm; ngoài trồng lúa thì bà con nhân dân đã trồng thêm các loại cây hoa màu như: đậu đỗ các loại, ớt, khoai, sắn và các loại rau củ, quả,… Ngoài ra, bà con nhân dân đã phát huy các thế mạnh sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi, nhiều gia đình đã đầu tư nuôi trâu, bò, lợn nái sinh sản, nuôi gà thả vườn,… mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Ngoài sản xuất nông nghiệp, bà con Nhân dân đã giữ gìn, phát triển nghề truyền thống đệm bàng của địa phương; phát triển thêm các ngành nghề, dịch vụ như: nghề mộc, nề, buôn bán nhỏ. Hiện nay trong thôn có 2 tổ thợ nề, giải quyết việc làm cho gần 20 lao động; 5 cơ sở mộc dân dụng, thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động.

Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, người dân trong thôn đã giúp nhau để phát triển kinh tế, các hộ khá, có kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh giúp đỡ cho những hộ nghèo, hộ khó khăn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững bằng cách chia sẽ kinh nghiệm, cho mượn vốn, giống để sản xuất, chăn nuôi, cùng góp vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, mua sắm các loại máy móc để làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp,... Chính nhờ làm tốt phong trào giúp nhau phát tiển kinh tế mà tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo của thôn đã giảm khá nhanh và bền vững. Mức thu nhập bình quân đầu người của thôn đến nay đạt trên 35 triệu đồng/người/năm, tăng 7 triệu đồng so với năm 2015.

Chấp hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các ban ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên đã tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh ở nông thôn, đặc biệt là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; thôn đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào Quy ước thôn. Trong tổ chức việc tang, đảm bảo trang nghiêm, chu đáo, tiết kiệm; thực hiện việc để tang không quá 3 ngày, hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang, thực hiện đám tang không thuốc lá,… Để các gia đình chấp hành tốt các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ tang, khi trong thôn có người qua đời thì cấp ủy chi bộ thôn, Mặt trận và các đoàn thể đã chủ động đến gia đình có người thân qua đời để thăm hỏi, động viên và giúp đỡ trợ tang, đồng thời vận động, thuyết phục gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật và Quy ước của thôn về thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức việc tang. Chính vì thôn làm tốt việc này nên trong thôn ít xảy ra tình trạng để tang dài ngày.

Thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào xây dựng “Khu dân cư văn hóa”, cán bộ và nhân dân thôn Rú Hóp đã bàn bạc và đăng ký xây dựng “Khu dân cư 3 không” (Không có tội phạm, không có tệ nạn xã hội, không có người sinh con thứ 3 trở lên). Bà con Nhân dân đã động viên, nhắc nhở nhau thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống các loại tội phạm”; các tệ nạn xã hội được đấu tranh ngăn chặn kịp thời; Nhân dân thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ, tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên thấp, nhiều năm liền thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên.

Thực hiện “Cuộc vận động xây dựng Thừa Thiên Huế sáng – xanh – sạch, không rác thải” và Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh – Sạch – Sáng”, các ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân, hộ gia đình đều tích cực hưởng ứng tham gia. Định kỳ mỗi tháng 1 lần thôn huy động toàn thể nhân dân trong thôn tham gia lao động làm vệ sinh, phát quang, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh. Các hộ gia đình đảm nhiệm việc chăm sóc cây xanh, quét dọn vệ sinh đoạn đường trước gia đình của mình, thực hiện tốt Ngày Chủ nhật xanh “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”. Chi hội Phụ nữ thôn phát động chị em hội viên trồng và chăm sóc tuyến đường hoa tại đoạn đường chính đi qua trung tâm thôn. Chi đoàn thanh niên đảm nhận việc huy động nguồn lực để xây dựng hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường trong thôn. Đến nay đã có trên 90 tuyến đường được chiếu sáng vào ban đêm. Chi hội Nông dân và Cựu chiến binh thì đảm nhận việc trồng và chăm sóc các loại cây xanh tại các trục đường; đảm nhận đoạn đường sanh – sạch – đẹp.

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa” luôn được các ngành, đoàn thể và nhân dân hết sức quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả. Cộng đồng dân cư của thôn luôn thống nhất, đoàn kết, cùng nhau xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa, giữ gìn và phát huy những thuần phong, mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương; bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu; phòng chống các tệ nạn xã hội…; tiếp thu, chọn lọc và áp dụng những giá trị văn hóa tốt đẹp mới vào đời sống cộng đồng. Thôn được công nhận Danh hiệu “Thôn văn hóa” hơn 5 năm liền (2012-2019).

Về phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa” được các gia đình, dòng họ hưởng ứng tham gia và thực hiện có hiệu quả. Các thành viên trong gia đình đã cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, hòa thuận, bình đẳng và tiến bộ; ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, dạy bảo con, cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, hiếu thảo. Tỷ lệ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa bình quân hàng năm đạt trên 90%.

Ngoài các phong trào, hoạt động kể trên, thôn Rú Hóp đã tích cực thực hiện tốt phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đặc biệt trong phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đã được người dân hết sức quan tâm và hưởng ứng tham gia. Nhiều gia đình, cá nhân đã hiến đất, tài sản trên đất, đóng góp ngày công, tiền của để xây dựng các công trình phúc lợi cộng cộng như: làm đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, đê đập,… Nhân dân đã hiến hàng trăm ngày công lao động, hàng nghìn mét vuông đất vườn, đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ xây dựng các công trình nông thôn mới...

Phòng XDNSVH&GĐ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL