Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 6.472
Tiếp tục thực hiện phong trào xã hội rộng lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Lượt đọc: 5374Thời gian: 09:08 - 06/07/2021

VHH - Kết thúc giai đoạn 10 năm (2010 - 2020) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những thành quả quan trọng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của dân tộc và quê hương Thừa Thiên Huế. Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của một phong trào xã hội rộng lớn, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đề ra những nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH một cách đồng bộ, mong muốn đạt những kết quả to lớn, tốt đẹp hơn góp phần thực hiện thành công các Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triên bền vững đất nước”; “xây dựng phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững”.

Mục tiêu của phong trào cần đạt được

Với mục đích “giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; bảo tồn và phát huy có chọn lọc những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ những thủ tục, tập quán lỗi thời, lạc hậu, hình thành những tập quán mới văn hóa, văn minh phù hợp với truyền thống văn hóa của địa phương”, phong trào TDĐKXDĐSVH giai đoạn mới đặt ra mục tiêu chung là: Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới; việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Gắn kết và phát huy vai trò của phong trào TDĐKXDĐSVH với phát triển văn hóa nông thôn; xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nếp sống văn minh nông thôn; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc xây dựng các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở; thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

Các mục tiêu cụ thể giai đoạn từ năm 2021 - 2025 cần đạt được: 95% gia đình đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa theo quy định; 95% khu dân cư đạt chuẩn và giữ vững danh hiệu khu dân cư văn hóa; giảm mạnh bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, nạn tảo hôn, hạn chế thấp nhất tệ nạn xã hội phát sinh; 95% cơ quan, đơn vị và 80% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa; 100% hộ gia đình tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; 100% các xã đăng ký xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

Giai đoạn 2026 - 2030, giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể sau: 98% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa; 98% khu dân cư được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa; 98% cơ quan, đơn vị và 80% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn văn hóa; 80% xã, phường, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 80% xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa và khu thể thao đảm bảo.

Tập trung thực hiện các nội dung cụ thể của phong trào giai đoạn mới

Nâng cao chất lượng “khu dân cư văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”, “Gia đình văn hóa” là một trong những nội dung cần được chú trọng đẩy mạnh ở các địa phương, đơn vị. Ban chỉ đạo phong trào các cấp cần tiến hành tổng kết các chương trình phối hợp liên ngành, khắc phục sự chồng chéo, nhiều đầu mối làm cho việc phối hợp được tập trung, thống nhất, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong việc thực hiện các nội dung của Phong trào. Đặc biệt cần thường xuyên tổ chức phúc tra, kiểm tra để công nhận các danh hiệu “khu dân cư văn hóa”, “gia đình văn hóa”; “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa” theo giai đoạn. Tăng cường công tác giám sát của Ban chỉ đạo cấp tỉnh đối với Ban chỉ đạo các cấp. Lồng ghép nhiều nội dung, nhiều phong trào ở cơ sở vào phong trào TDĐKXDĐSVH.

Nội dung Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị trong phong trào TDĐKXDĐSVH ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện triển khai chưa được mạnh mẽ, số lượng đạt chuẩn thấp và chưa đảm bảo chất lượng. Do đó các địa phương, nhất là Ban chỉ đạo phong trào các huyện, thị xã, thành phố cần có kế hoạch tiếp tục triển khai phong trào xây dựng “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, “phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” theo các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; Thông tư 02/2013/TT-BVHTTDL ngày 24/01/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, “thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.

Từ năm 2018, công tác quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước được Chính phủ giao cho Ngành Văn hóa tham mưu thực hiện. Tuy nhiên qua gần ba năm triển khai, công việc này chưa được thực hiện đồng bộ ở cơ sở. Việc bố trí kinh phí, con người thực hiện việc rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước ở các địa phương còn yếu; nhiều nơi còn lúng túng, thực hiện chưa đảm bảo các nguyên tắc theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

Trong giai đoạn mới, nội dung này được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở cơ sở. Đặc biệt, cơ quan tham mưu thực hiện cần phải có kế hoạch hàng năm để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trong đó tập trung hướng dẫn kiểm kê, rà soát các loại hình di sản phi vật thể là tập quán xã hội tiêu biểu trong hương ước, quy ước ở địa phương đưa vào danh mục theo quy định để tổ chức bảo vệ và phát huy giá trị.

Xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, cần thiết trong phong trào TDĐKXDĐSVH ở các địa phương. Trong những năm qua, mặc dù có sự quan tâm đầu tư cho công tác này tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn. Số lượng thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở chưa đảm bảo; những công trình, thiết chế hiện có chưa phát huy công năng dẫn tới không đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ và thể dục, thể thao của người dân. Nhiều nơi không quan tâm quy hoạch xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao do đó nguy cơ thiếu qũy đất là rất cao. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ tham mưu ở cơ sở còn yếu về năng lực và chưa tâm huyết với phong trào nên công tác tham mưu chưa đảm bảo.

Từ những tồn tại trên, trong giai đoạn mới, các địa phương cần chủ động bố trí quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đảm bảo. Huy động mọi nguồn lực đầu tư cho xây dựng thiết chế và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Hàng năm xác định và đề ra chỉ tiêu phát triển văn hóa, thể thao, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa, thể thao cơ sở.

Bên cạnh thực hiện các nội dung nêu trên của Phong trào TDĐKXDĐSVH, trong giai đoạn mới từ 2021 - 2030, tiếp tục chỉ đạo thực hiện 5 nội dung chủ yếu của phong trào đó là: “Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội; sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng môi trường văn hóa - sạch - đẹp - an toàn và xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở”, Ban chỉ đạo phong trào các cấp kết hợp với những tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nông thôn cụ thể hóa thành những nội dung, tiêu chí đưa vào các phong trào cụ thể để chỉ đạo triển khai thực hiện.

Tập trung chỉ đạo thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong đó cán bộ, đảng viên cần gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân thực hiện. Lồng ghép thực hiện Đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 thông qua thực hiện Phong trào “TDĐKXDĐSVH” đảm bảo mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

Ngoài ra, thông qua Phong trào, các địa phương cần tập trung nâng cao chất lượng các phong trào cụ thể như: Xây dựng “Người tốt việc tốt” và các điển hình tiên tiến; Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “gia đình văn hóa”; “khu dân cư văn hóa”; Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; Phát huy phong trào luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phong trào thể dục thể thao quần chúng ở các vùng dân cư, đơn vị cơ sở; khuyến khích công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao; Gắn kết phong trào TDĐKXDĐSVH với các cuộc vận động, các phong trào khác nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.

Phòng XDNSVH&GĐ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL