Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 1.969
Phát triển Bảo tàng ngoài công lập
Lượt đọc: 5433Thời gian: 14:19 - 06/08/2021

VHH - Bảo tàng ngoài công lập đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, đồng thời đây là điểm tham quan hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân và tuyên truyền, quảng bá những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa Việt Nam. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển bảo tàng ngoài công lập, ưu tiên các vị trí đất thuận lợi để phát triển loại hình bảo tàng này. Đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ để hình thành bảo tàng ngoài công lập. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh mới ra đời 2 bảo tàng (Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Nghệ thuật thêu XQ)...

1. Cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật...

Từ khi Luật Di sản văn hoá ra đời (2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (2009) và Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày  21  tháng  9  năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo tàng ngòai công lập, là cơ sở pháp lý để các bảo tàng ngoài công lập ra đời.

Kế tục xu thế phát triển của xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường; Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định 693/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.

Để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 08/2018/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 củ Hội đồng Nhân dân tỉnh; Quyết định số 76/2019/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

Có thể nói, việc tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích xã hội hóa và chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập là cơ sở vững chắc để hình thành hệ thống bảo tàng ngoài công lập, từng bước xây dựng mạng lưới bảo tàng góp phần gìn giữ và phát huy giá trị, phục vụ việc nghiên cứu khoa học, tham quan học tập và giải trí của đông đảo khách tham quan, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Cần chung tay để phát triển...

Bảo tàng ngoài công lập được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều chủ thể: cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp... nhưng vấn đề cơ bản nhất đó là các sưu tập hiện vật. Sưu tập hiện vật nói lên tính hấp dẫn của bảo tàng, là linh hồn để thu hút lượng khách tham quan. Một số bảo tàng mới ra đời thu hút đông đảo khách tham quan như: bảo tàng tranh 3D, bảo tàng tượng sáp, bảo tàng nông cụ, bảo tàng gốm... với cách thức trưng bày mới lạ, thể hiện sự sáng tạo, kích thích tính tò mò, thị hiếu của người xem.

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa thiên Huế đã tổ chức khảo sát 20 nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn, trong đó nhiều sưu tập có giá trị đặc sắc là cơ sở để thành lập bảo tàng ngoài công lập. Tuy nhiên, việc hình thành bảo tàng là một quá trình cần có sự chung tay của các cơ quan, đơn vị liên quan, trong đó:

- Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức cá nhân, tổ chức đăng ký hiện vật, làm hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .

- Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để tham mưu Giải quyết thủ tục đầu tư, Thủ tục cấp đất, thuê cơ sở vật chất, Thủ tục miễn/giảm tiền thuê đất, tiền thuế...  thực hiện tốt Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

- Có kế hoạch rà soát quỹ đất, quỹ nhà, trong đó lựa chọn những công trình do nhà nước quản lý, công trình có kiến trúc đẹp, các địa điểm đất thuận lợi đưa vào kế hoạch và danh mục để ưu tiên xây dựng, cải tạo trở thành các bảo tàng ngoài công lập. Tổ chức công khai cho các nhà sưu tập, các nhà đầu tư được thuê với giá ưu đãi để tổ chức trưng bày.

- Các nhà sưu tập, chủ sở hữu di vật, cổ vật đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật tại cơ quan có thẩm quyền, đăng ký nhu cầu và xây dựng đề án để có cơ sở xem xét, hỗ trợ, hướng dẫn.

Để bảo tàng ngoài công lập ở Thừa Thiên Huế sớm ra đời nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá, thực hiện thành công Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh, góp phần phát triển hệ thống bảo tàng, gìn giữ và phát huy giá trị, phục vụ việc nghiên cứu khoa học, tham quan học tập và giải trí của đông đảo khách tham quan, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc cần có sự cộng hưởng, chung tay của các sở, ban ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt thành của cả cộng đồng, trong đó nồng cốt là các nhà sưu tập cổ vật.

Trần Vũ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL