Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 9.989
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ
Lượt đọc: 6117Thời gian: 14:26 - 23/02/2022

(VHH) - Đó là chủ đề công tác năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được xác định tại Quyết định số 299/QĐ-BVHTTDL ngày 17 tháng 02 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng môi trường văn hóa, phát triển nguồn nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Kết luận số 76/KL/TW ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác cán bộ thuộc chủ đề năm 2022 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và giao các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.

Đối với việc xây dựng môi trường văn hóa, kế hoạch đặt ra 4 nhiệm vụ và 4 giải pháp cụ thể, đó là:

- Về các nhiệm vụ:

+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo đảm mọi thành viên của cộng đồng được phát triển các năng lực sáng tạo. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ.

+ Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, thông qua việc đổi mới tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở, cải thiện chất lượng hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động thể thao quần chúng góp phần phát huy nhân tố con người; tăng cường, bảo vệ sức khỏe cá nhân, cộng đồng và xã hội; thu hút mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sự gắn kết hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. \

+ Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình điểm về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

- Về các giải pháp:

+ Tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa trong sự phát triển kinh tế, xã hội.

+ Hướng dẫn địa phương tiến hành rà soát, hoàn thiện ban hành các hương ước, quy ước ứng xử trong cộng đồng dân cư phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế của địa phương.

+ Nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân, năng lực tự quản cộng đồng ở khu dân cư trong quá trình xây dựng, giữ vững danh hiệu gia đình, thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa. Thực hiện nghiêm quy định xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa; thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai, đi vào thực chất, có chiều sâu, không chạy theo thành tích.

+ Đầu tư phát triển nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thiết chế văn hóa. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa của người dân; tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ đối với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Tổ chức 3 các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với đặc điểm văn hóa của các dân tộc, vùng, miền.

Văn Vũ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL