Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 24.854
Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên tại Thừa Thiên Huế
Lượt đọc: 2569Thời gian: 14:53 - 25/07/2022

VHH - Thừa Thiên Huế có hai huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số (Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà). Đời sống văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số khá đa dạng, gắn liền với điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền dân tộc, nơi đây hội tụ và lưu giữ khá nguyên vẹn về các loại hình văn hóa phi vật thể, văn hóa vật thể, các nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ gắn với các hoạt động lao động, sản xuất, các lễ hội truyền thống nên hình thành các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc mang đậm nét văn hóa truyền thống của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Nhận thức tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án mang lại kết quả quan trọng.

Trong việc thực hiện Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh, đã huy động sức mạnh của toàn xã hội vào phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số; bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên cơ sở tôn trọng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán của từng dân tộc, phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn có các dân tộc thiểu số có nguy cơ biến dạng văn hóa ở mức cao (các dân tộc rất ít người không có điều kiện tự bảo vệ văn hóa của mình); bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại những khu vực tái định cư do công tác di dời giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy vai trò chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc; tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, góp phần giảm sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng Chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2018 - 2022”; phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế triển khai chương trình hành động “Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thông tin ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, tuyến biên giới, bờ biển”.

Ban Dân tộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có dân tộc thiểu số đã tích cực sưu tầm, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Phục hồi, tái hiện và truyền đạt các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc như lễ  hội Ariêu aza, Ariêu ping, làm nhà Gươl, tục đi sim, nghề dệt Dèng, đan lát, nghệ thuật đánh cồng chiêng, nói lý hát lý, điệu múa, dân ca, dân vũ, dân nhạc.

Từ các chủ trương, chính sách chung của Trung ương, tỉnh, các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã cụ thể hóa thành những chương trình, dự án, kế hoạch để triển khai thực hiện như: Hội đồng nhân dân huyện A Lưới ban hành Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND ngày 03/7/2014 về việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020; Đề án số 01/ĐA-UBND ngày18/6/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020; Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 18/12/2019 của HĐND huyện về Phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 05/02/2020 của UBND huyện A Lưới về việc Phát triển văn hóa, du lịch gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2020; Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông đã ban hành Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 25/02/2020 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn huyện. Hàng năm, theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các quyết định cử các nghệ nhân trên địa bàn tham gia sinh hoạt tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội. Nhìn chung, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã được quan tâm, các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Cơ tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru - Vân Kiều… về cơ bản đã được bảo tồn và gìn giữ. Các đơn vị địa phương đã thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số như: Tuyên truyền lồng ghép qua các phong trào văn hóa, văn nghệ; các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự trên hệ thống loa phát thanh, qua các bài viết trên trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

Huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở 12 lớp tập huấn truyền dạy dân ca, dân nhạc, dân vũ thu hút được trên 200 học viên tham gia và trên 57 nghệ nhân truyền dạy. Thành lập trên 60 đội văn nghệ dân gian của các làng văn hóa. Chuyển thể các bài hát từ lời Việt sang lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, từ lời Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu sang lời Việt. Thực hiện thành công Đề tài “Dịch chuyển lời 20 ca khúc viết về Đảng, Bác Hồ và ca ngợi quê hương A Lưới” nhằm phát huy truyền thống văn hóa, cốt cách đồng bào các dân tộc, đưa văn hóa truyền thống thấm sâu vào đời sống xã hội. Đến nay, huyện  có 170 nghệ nhân lớn tuổi am hiểu về lĩnh vực văn hóa phi vật thể như: Dân ca, dân, nhạc, dân vũ, ca dao, tục ngữ. Đặc biệt, huyện vinh dự được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú: 01 Nghệ nhân nhân dân: cụ Quỳnh Hoàng, làng A Ziêl, xã A Ngo và 04 Nghệ nhân Ưu tú đối với ông Hồ Văn Hạnh, thôn A Nieng - Lê Triêng 1, xã Trung Sơn; Nguyễn Hoài Nam, thôn Pa Riing xã Hồng Hạ; A Rel Đời (Nguyễn Tiến Đời), Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao; bà Ta Dưr Tư (Hồ Thị Tư), Phòng Văn hóa Thông tin huyện về thành tích “Đã có cống hiến xuất sắc trong giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng xã hội và bảo vệ tổ quốc”. Tổ chức thành công Ngày hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới năm 2015, 2018. Tham gia Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII năm 2017. Phối hợp tổ chức thành công và tham gia chương trình Nghệ thuật trong Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên năm 2019; Liên hoan Đưa thông tin về cơ sở; Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Liên hoan NTQC Công Nông Binh Trí thức; Lễ hội Đền Huyền Trân; Liên hoan NTQC Làng, Thôn, Bản, Tổ dân phố văn hóa; Liên hoan Làng du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc mở rộng; Ngày hội trình diễn cây Nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam; Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I; Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung; Tham gia hoạt động chương trình dân ca, dân nhạc, dân vũ tại làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội… đạt kết quả tốt, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè du khách trong nước và quốc tế. Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, Liên đoàn Lao động, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các chương trình như: Liên hoan Hát ru - Hát dân ca; Liên hoan NTQC; Thanh niên với Văn hóa dân tộc thiểu số A Lưới; Em là măng non của Đảng… thể hiện rõ nét tinh thần sưu tầm và trình diễn lồng ghép các thể loại dân ca, dân nhạc, dân vũ của các dân tộc thiểu số A Lưới.

Phải thấy rằng, trong thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được triển khai đồng bộ trên tất cả các huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, đặc biệt tại 02 huyện Nam Đông và A Lưới nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Từ những chủ trương, chính sách chung của Trung ương, tỉnh, huyện đã cụ thể hóa thành những chương trình, dự án, kế hoạch để triển khai thực hiện và đã phát huy mạnh mẽ ở các địa phương; đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện; các hoạt động văn hóa, lễ hội được tổ chức đa dạng, các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc mang đậm nét văn hóa truyền thống của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh được quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị. Hệ thống cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa từng bước được đầu tư xây dựng; các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được nghiên cứu, kiểm kê, lưu giữ; văn hóa vật thể, phi vật thể, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, lễ hội… được bảo tồn và phát huy giá trị, khơi dậy ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc một cách sâu rộng; góp phần to lớn vào việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thông qua việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội văn hóa du lịch đã góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch và quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh; tạo cơ hội việc làm cho đồng bào các dân tộc; góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, văn nghệ, kinh tế giữa các dân tộc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hữu Uy
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL