Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 4.494
TUẦN LỄ CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2022 - ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, DI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Lượt đọc: 11167Thời gian: 14:53 - 22/08/2022

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10-10 và thực hiện Kế hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 từ ngày 17-19/8/2022 tại Thành phố Huế với chủ đề Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển Kinh tế – Xã hội

 

Diễn đàn Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 dự kiến sẽ diễn ra trong 04 ngày với đa dạng các hoạt động: Hội nghị, Triển lãm và ra mắt các nền tảng giải pháp số, Tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs Huế, Ký kết hợp tác chuyển đổi số giữa các cơ quan, doanh nghiệp với các Sở, Ban, Ngành của Thừa Thiên Huế. Diễn đàn sẽ thu hút sự tham gia của trên 50 diễn giả chia sẻ, hơn100 lượt doanh nghiệp SME đăng ký tham gia tập huấn chuyển đổi số, trên 1.000 lượt đại biểu tham dự Hội nghị, và trên 3.000 lượt đại biểu tham gia triển lãm, baoo gồm lãnh đạo cấp cao của Chính phủ, các bộ, sở, ban, ngành, lãnh đạo trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận đang quan tâm đến thúc đẩy Chuyển đổi số tại Việt Nam; lãnh đạo các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ hàng đầu của Việt Nam.

Chiều ngày 18/8/2022, tại hội trường Khách sạn Century Riverside, 49 Lê Lợi, thành phố Huế, đã diễn ra chuyên đề "CHUYỂN ĐỔI SỐ - PHÁT HUY SỨC MẠNH DI SẢN - VĂN HOÁ TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ"

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Phan Thanh Hải - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã nhấn mạnh: Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu. Riêng ở lĩnh vực văn hóa, di sản, việc số hóa và từng bước chuyển đổi số được xem là một bước tiến quan trọng để vừa làm tốt công tác bảo tồn di sản, vừa đem lại những thay đổi tích cực trong việc khai thác, quảng bá văn hóa, di sản. Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa di sản đang diễn ra liên tục xuyên suốt và không ngừng nghỉ theo từng mức độ phát triển công nghệ. Các ưu việt của công nghệ mới đã và đang được khai thác tối đa trong các hoạt động của đời sống xã hội nói chung và của ngành Văn hóa nói riêng.

Và đã đưa ra một số kiến nghị, định hướng thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa di sản ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn tới với một số nội dung chính như sau:

- Triển khai thực hiện số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số các tư liệu, hiện vật tại các bảo tàng, di tích; quản lý tốt và khai thác hiệu quả các dữ liệu để tổ chức các hoạt động tham quan, trưng bày, triển lãm trên nền tảng kỹ thuật số phục vụ khách tham quan. Trong đó xác định tập trung số hóa 35 Bảo vật Quốc gia (và các bảo vật khác sau khi đã được công nhận bảo vật quốc gia) bằng công nghệ VR3D.

- Tập trung xây dựng hệ thống bản đồ số về văn hóa, di sản (bao gồm các di tích, địa điểm tham quan, cơ sở dịch vụ văn hóa, ẩm thực) trên địa bàn tỉnh, xác định tọa độ GPS, cập nhật đường đi và thông tin khái quát về các địa điểm văn hóa, di sản để phục vụ người dân, du khách tra cứu thông tin.

- Thực hiện số hóa nguồn tài liệu cổ, quý hiếm hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh; xây dựng thư viện số - thư viện thông minh, liên thông dữ liệu số hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ trình chiếu 3D - Mapping trong công tác tổ chức các sự kiện văn hóa, biểu diễn nghệ thuật để nâng cao chất lượng nghệ thuật và thu hút người xem.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác văn hóa, di sản.

- Đầu tư hệ thống máy móc, hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị chuyên dụng, hiện đại phục vụ nhiệm vụ chuyển đổi số của Ngành.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào hoạt động của văn hóa di sản là hết sức cần thiết, đây sẽ là cầu nối để đưa các giá trị văn hóa, di sản của tỉnh Thừa Thiên Huế đến gần hơn với người dân, du khách; đóng góp tích cực vào trong quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, giá trị văn hóa Huế, góp phần đưa văn hóa, di sản trở thành những sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Để Thừa Thiên Huế thực sự phát triển bền vững trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Tiếp đó vào ngày 19/8/2022, trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế 2022 cũng đã diễn ra buổi làm việc song phương giữa ngành Văn hóa, Du lịch với các doanh nghiệp công nghệ số qua đó nhằm thúc đẩy sự hợp tác, hỗ trợ các ngành trong công tác triển khai chương trình Chuyển đổi số của đơn vị nói riêng và của tỉnh nói chung.


 

svhtt.thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL