Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 50.752
Phát huy giá trị áo dài thông qua việc quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể “Huế- Kinh đô áo dài”
Lượt đọc: 831Thời gian: 08:57 - 18/10/2022

VHH - Ngày 13/10/2022, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Áo dài Huế cho sản phẩm áo dài của tỉnh Thừa Thiên Huế” do Phòng Kinh tế TP. Huế chủ trì thực hiện.

 

Qua hơn hai năm triển khai, dự án đã thực hiện đúng theo thuyết minh, quyết định phê duyệt và đã đạt được các mục tiêu đề ra. Sản phẩm của dự án đảm bảo về số lượng, chất lượng theo yêu cầu. Cụ thể, dự án đã tiến hành đánh giá, kiện toàn hệ thống quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” thông qua điều tra khảo sát và xây dựng hồ sơ hội viên sản xuất, kinh doanh áo dài Huế trên địa bàn và thành lập Hội Áo dài Huế. Xây dựng các nội dung phục vụ việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài”. Dự án đã hoàn thiện thiết kế và in ấn hệ thống tem, nhãn để sử dụng cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” phục vụ cho việc cấp tem nhãn cho những thành viên được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài”...

Sử chép rằng sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi, năm 1744, đã cho quy hoạch và xây dựng lại Đô thành Phú Xuân, xưng vương hiệu và tiến hành cải cách nhiều mặt, bao gồm cả bộ máy chính quyền, cả chế độ y quan và lễ nhạc, đổi mới phong tục, trang phục trên toàn cõi Nam Hà. Với thường phục được cải tiến phần cổ và eo thoải mái, dễ mặc hơn nhưng vẫn giữ được ý nghĩa tốt đẹp 5 thân, bao gồm: 1 thân con ở bên trong tượng trưng cho bản thân, 4 thân bên ngoài ở trước và sau tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu luôn bao bọc, che chở; 5 cúc áo tượng trưng cho nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà con người cần có. Từ đó bắt buộc dân chúng nam, nữ đều phải dùng kiểu áo ngũ thân cổ dựng, cài khuy bên phải cùng với quần hai ống, trên đầu để tóc búi, đội khăn xếp hình chữ Nhân hoặc chữ Nhất (đối với nam) hoặc khăn vành (đối với nữ). Sang triều Nguyễn (1802-1945), triều đình muốn thống nhất y phục hai miền, khởi đầu từ vua Gia Long (nối tiếp việc sửa đổi của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát), rồi đến thời vua Minh Mạng đã được thi hành một cách quyết liệt. Từ quan điểm cần thống nhất, tự chủ về mặt văn hóa ở phương diện trang phục, vua Minh Mạng đã ban hành nhiều quy định thay đổi trang phục để tạo ra sự thống nhất giữa hai miền Nam, Bắc. Áo dài ngũ thân, cổ đứng, gài 5 khuy bên phải kèm với quần hai ống được chính thức công nhận là quốc phục của nước ta, phổ biến từ trong cung đình ra đến dân gian. Đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), nhà vua lại ban dụ với thái độ quyết liệt: “Hạn trong năm nay, phải nhất tề thay đổi. Nếu đầu năm sau còn giữ theo y phục cũ, sẽ bị tội”. Như vậy, chiếc áo dài được sản sinh ra từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát cho tới thời hoàng đế Minh Mạng và phổ biến trên cả nước, kéo dài trong khoảng 100 năm. Cho đến nay, bộ trang phục đặc biệt này đã có gần 300 năm lịch sử. Vẻ đẹp cổ điển và các giá trị văn hóa của nó đã được thử thách và khẳng định.

Có thể nói, việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Huế - Kinh đô Áo dài” góp phần duy trì, tôn vinh và phát triển thương hiệu Áo dài Huế, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các nhà thiết kế trong lĩnh vực áo dài.

Văn Dũng (PDS)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL