Tìm kiếm

 

Thống kê truy cập
Truy câp tổng 7.737.917
Truy câp hiện tại 33.930
Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Bún bò Huế"
Lượt đọc: 71363Thời gian: 23:53 - 14/07/2016

(VHH) - Ngày 13/7/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có Quyết định số 1623/QĐ-UBND ban hành "Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế".

Mục đích của Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” thành một nhãn hiệu có uy tín trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong việc chế biến và cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm bún bò Huế.

Theo Quy chế này, Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” là nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế quản lý nhãn hiệu chứng nhận.

Tổ chức, cá nhân hoạt động chế biến và cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau: Có hoạt động chế biến và cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế; Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở khung của sản phẩm bún bò Huế (được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này); Được chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và cung cấp dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật; Sản phẩm, dịch vụ bảo đảm các tiêu chí chứng nhận (quy định tại Điều 8 Quy chế này); Cam kết thực hiện đúng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế, có trách nhiệm gìn giữ, nâng cao uy tín, giá trị của nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế.

Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm liên quan và có quyền: Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế được bảo hộ theo quy định (tại khoản 2 Điều 3 Quy chế này); Có quyền khai thác, sử dụng và hưởng các lợi ích kinh tế phát sinh từ nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế; Được nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế; Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế trên các phương tiện truyền thông; Được tham gia ý kiến nhằm nâng cao giá trị và uy tín cho nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế; Được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế kèm theo nhãn hiệu riêng của tổ chức, cá nhân.

Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế có trách nhiệm: Sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế đúng theo mẫu được quy định (tại Điều 4 của Quy chế này); Chỉ sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế cho sản phẩm bún bò Huế và hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống đối với sản phẩm bún bò Huế; Nộp chi phí cho việc thực hiện các hoạt động cấp và duy trì hiệu lực giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu chứng nhận. 

Ngoài ra, Quy chế này còn nêu rõ, tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế không được tự ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế dưới bất kỳ hình thức nào. Khi các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế để làm các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế có trách nhiệm trong việc duy trì và phát triển giá trị tài sản trí tuệ của nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế...

BM (Theo TRT)
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Liên kết dạng logo
di sản thế giớidi sản xanhlễ hội Việt Nambáo sức khỏe và đời sốngBáo Thừa Thiên Huếbáo gia đìnhBộ VHTTDL